Kỹ năng

6 bước giúp bạn tự tin thuyết trình trước đám đông

1. Không ngừng luyện tập

Bạn là một người mới tiếp cận phương pháp này nên điều đầu tiên mà bạn luôn luôn phải ghi nhớ trong đầu là : luyện tập, luyện tập và luyện tập. Bạn thấy nhiều người nói rất tốt, hùng biện vô cùng thuyết phục nhưng ít người trong số họ được sinh ra với khả năng đó, chìa khóa chỉ đơn giản là luyện tập không ngừng. Bạn có thể luyện tập bài thuyết trình của mình trước gương, đơn giản nhưng lại có kết quả khá tốt đấy bạn ạ, vì nó sẽ giúp bạn điều chỉnh được hành vi, thái độ cũng như ngôn ngữ cơ thể sao cho phù hợp nhất
Tham khảo:

2. Sử dụng những thẻ ghi nhớ một cách thông minh

Nếu bạn được phép sử dụng những chiếc thẻ ghi nhớ hay dàn bài cho buổi thuyết trình thì hãy nhớ đừng lạm dụng nó, chỉ nên dùng vài thẻ thôi nhé. Trên mỗi thẻ ghi nhớ, bạn nên ghi những từ khoá hay các từ “nhắc bài” để có thể giúp bạn thuyết trình lưu loát hơn. Tránh việc viết cả một câu dài lên những chiếc thẻ này, bạn biết đấy, thật khó khăn để có thể đọc cả câu chỉ qua một cái liếc nhìn và nó sẽ làm cho bài thuyết trình giống đọc hơn là nói.

3. Tập làm khán giả

Một trong những điều vô cùng quan trọng khi thuyết trình là bạn phải nhớ bạn đang nói chuyện với khán giả. Nếu khán giả là một nhóm bạn cùng lớp với bạn thì hãy cố gắng tìm hiểu những vấn đề mà họ quan tâm để có thể lồng ghép vào bài thuyết trình. Nhớ sử dụng khả năng hài hước của mình nhé, bạn sẽ làm cho mọi người thích thú và chú ý hơn đấy.

4. Nói chậm

Một lỗi lớn nhất mà những người thuyết trình thường gặp phải là nói quá nhanh. Điều này cũng thường xảy ra khi chúng ta quá lo lắng. Tuy nhiên bạn có thể khắc phục điều này bằng cách luyện tập trước với bạn mình hay thu âm để nghe lại. Cũng hãy nhớ hạn chế việc nói các từ “ à”, “ừm” nhé.

5. Dừng lại, suy nghĩ và nói rõ ràng

Một vài người cho rằng sẽ rất hữu ích nếu bạn tưởng tượng mình đang hát trong lúc thuyết trình, điều này sẽ buộc bạn phải dừng lại một chút và phát âm rõ ràng hơn so với khi bạn đang giao tiếp thường ngày.
Một cách để giúp bạn điều chỉnh quãng nghỉ phù hợp là hãy hít thở giữa mỗi câu nói. Điều này tạo cho bạn điều kiện để mỉm cười với người nghe và giúp họ hiểu hết những thông tin mà bạn đang trình bày.

6. Sử dụng mắt

Nhìn thẳng vào mắt người nghe sẽ khiến bạn trở nên tự tin hơn và trí tuệ hơn trong mắt đối phương, công thêm sẽ giúp họ cảm thấy như kết nối với bạn và đề tài bạn đang nói.
Nếu bạn thuyết trình trong một lớp học nhỏ, cố gắng nhìn vào mắt từng người nghe trong suốt buổi thuyết trình. Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng và run khi đứng trước lớp, hãy thử nhìn vào một vật ở gần thính giả như là một cái đồng hồ chẳng hạn.
Hạnh Thảo (Theo TA)
vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi