Y học lâm sàng

Khoa Y học lâm sàng

1. Ban chủ nhiệm:
– Chủ nhiệm khoa: Thượng tá Cấn Văn Ngọc
– Phó chủ nhiệm: Trung tá Vũ Văn Thà
2. Lịch sử thành lập:
Những ngày đầu thành lập, Trường Trung cấp Quân y chỉ có một khoa giáo viên bao gồm nhiều tổ, tổ giáo viên Lâm sàng do Bác sĩ Triệu Đình Tiếp làm tổ trưởng. Đến tháng 6 năm 1967, Khoa Y học lâm sàng được thành lập, Bác sĩ Triệu Đình Tiếp được bổ nhiệm làm trưởng khoa. Lúc này khoa có 2 tổ giáo viên:
– Tổ giáo viên nội khoa có 3 bác sĩ, 3 y sĩ.
– Tổ giáo viên ngoại khoa có 3 bác sĩ, 3 y sĩ.
Năm 1968, do yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện y học hiện đại kết hợp với y học dân tộc cổ truyền, tổ giáo viên đông nam y được thành lập cho tới ngày nay.
Trong kháng chiến chống Mỹ, khoa sơ tán tại xóm Bướm, xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.
Qua các thời kỳ, các đồng chí được bổ nhiệm làm trưởng khoa: Bác sĩ Triệu Đình Tiếp (1967-1978), bác sĩ Nguyễn Văn Dâu (1978-1982), bác sĩ Lê Bá Tôn (1982-1985), bác sĩ Đỗ Mai Lan (1985-1988), bác sĩ Nguyễn Trọng Soán (1988-1993), bác sĩ Cao Đức Thịnh (1993-1994), bác sĩ Nguyễn Trọng Soán (từ tháng 10 năm 1994 đến tháng 10 năm 2005), Thạc sĩ Trần Tấn Cường (2005 -2006), bác sĩ CK1 Phan Kế Hùng (2006-2007), bác sĩ CK2Nguyễn Hữu Thanh (2008), Thạc sĩ Hoàng Tiên Phong(2008 – đến nay).
Ngay từ những ngày đầu mới được xây dựng, khoa quán triệt sâu sắc phương châm giáo dục “Học đi đôi với hành”, kết hợp giảng dạy lý thuyết ở trường và hướng dẫn thực hành ở bệnh viện. Các đồng chí giáo viên của khoa đều được phân công gắn liền với các khoa tương ứng ở các bệnh viện thực hành. Được sự quan tâm giúp đỡ của các bệnh viện, các giáo viên của Trường được giao nhiệm vụ như một thầy thuốc phụ trách một buồng bệnh, vừa làm nhiệm vụ điều trị, vừa đảm nhiệm hướng dẫn minh họa lâm sàng cho học viên. Do đó các đồng chí giáo viên đã trưởng thành và phát triển toàn diện, nắm vững lý thuyết thành thạo thực hành, thực hiện tốt 2 chức năng là thầy thuốc và thầy giáo. Nhiều giáo viên đã được các bệnh viện và bệnh nhân tín nhiệm trong công tác điều trị như: Bác sĩ Đoàn Liễn,…
Để nâng cao chất lượng đào tạo khoa đã tích cực chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các bệnh viện, các cơ sở đào tạo, sưu tầm tài liệu, giáo cụ trực quan biên tập chỉnh lý giáo án bài giảng, qui trình thao tác khám và phác đồ điều trị… do đó tài liệu sách giáo khoa mô hình học cụ bài giảng, kế hoạch bài giảng được bổ sung hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Đội ngũ giáo viên của Khoa được tăng cường, bổ sung như: Bác sỹ Ái, Đan, Hậu, Vỹ, Kiểm, Nam, Ngọc, Soán, Hương,…
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở tây Nam và phía Bắc, Khoa đó cử cán bộ giáo viên đi khảo sát nghiên cứu tình hình cơ cấu bệnh tật, công tác cấp cứu vận chuyển thương binh, điều trị chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bộ đội. Quí 1 năm 1968 Bác sỹ Đoàn Liễn, Y sỹ Đặng Văn Hiệu, Phạm Văn Liên vào chiến trường Miền Nam; tháng 3 năm 1972 Bác sỹ Đoàn Liễn vào chiến trường Bình Trị Thiên; tháng 5 năm 1985 Bác sỹ Nguyễn Trọng Soán, tháng 8 năm 1986 Bác sỹ Nguyễn Ngọc Hựng tiếp tục đi nghiên cứu ở mặt trận Vị Xuyên – Hà Giang; Tháng 4 năm 1985 Bác sỹ Lê Bá Tôn và tháng 8 năm 1985 y sỹ Bùi Văn Hữu, Vi Văn Trang được cử đi phục vụ chiến trường Cam Pu Chia. Qua đi thực tế ở chiến trường, các giáo viên đó cú tổng kết nhận xét đánh giá về cơ cấu vết thương và công tác đảm bảo quân y ở các chiến trường để bổ sung vào công tác giảng dạy.
Ngoài nhiệm vụ trung tâm huấn luyện, khoa luôn chú ý xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh
3. Các chuyên ngành đào tạo, bậc học:
Nhiệm vụ trung tâm của khoa là giảng dạy, đào tạo các môn Y học lâm sàng cho:
– Y sĩ dài hạn Hệ A (Quân đội)
– Y sĩ ngắn hạn Hệ A (Quân đội)
– Y sĩ dài hạn Hệ B (Dân sự)
– Y sĩ ngắn hạn Hệ B (Dân sự)
– Điều dưỡng Trung học dài hạn Hệ A (Quân đội)
– Điều dưỡng Trung học ngắn hạn Hệ A (Quân đội)
– Điều dưỡng Trung học dài hạn Hệ B (Dân sự)
– Điều dưỡng Trung học ngắn hạn Hệ B (Dân sự)
– Dược sĩ Trung học dài hạn Hệ A (Quân đội)
– Dược sĩ Trung học ngắn hạn Hệ A (Quân đội)
– Dược sĩ Trung học dài hạn Hệ B (Dân sự)
– Dược sĩ Trung học ngắn hạn Hệ B (Dân sự)
– Nhân viên Quân Y đại đội (Y tá sơ cấp)
– Chuyên khoa Sau Y sĩ các chuyên nghành: Sản – Nhi – YTCC, Răng – Hàm Mặt, Tai – Mũi – Họng, Mắt,  Chẩn đoán hình ảnh…
– Chuyển đổi điều dưỡng
4. Danh sách các môn giảng dạy:
– Điều dưỡng cơ bản – Kỹ thuật điều dưỡng
– Triệu chứng học
– Nội khoa
– Ngoại khoa
– Sản phụ khoa
– Nhi khoa
– Bệnh truyền nhiễm
– Chuyên khoa: RHM, TMH, Mắt, Da liễu…
– Y học cổ truyền
5. Thành tích:
Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” luôn luôn được đẩy mạnh và phát huy truyền thống. Nhiều đồng chí tham gia thi giáo viên dạy giỏi đoạt giải cao do Tổng cục Hậu cần tổ chức: đồng chí Phan Thị Bích Sự, đoạt 3 lần (1991,1992,1993); đồng chí Nguyễn Hữu Thanh (1992,1993); đồng chí Nguyễn Vinh Dự (1991); đồng chí Nguyễn Văn Sơn (1993). Thi giáo viên dạy giỏi toàn quân năm 1995 có 2 đồng chí đạt giáo viên giỏi là Nguyễn Văn Sơn, Phan Thị Bích Sự. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp HVQY như các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn (1997); Hoàng Tiên Phong (1998,1999); Hà Đăng Thể (2000); Phan Thị Bích Sự (2001); Phan Kế Hùng (2002); Nguyễn Văn Dũng (2003); Cấn Văn Ngọc (2000,2004), Nguyễn Biên Cương (2007, 2008), Vũ Văn Thà (2008, 2009, 2013), Vi Văn Trang (2009), Đỗ Thị Quyên (2010), Trần Thị Kim Thu (2010), Hà Thị Minh Tâm (2011), Nguyễn Thị Anh Thúy (2011), Hồ Văn Thạnh (2012),… Khoa còn kết hợp với đại đội, tiểu đoàn học sinh tổ chức hội thao kỹ thuật lâm sàng, tổ chức diễn đàn học tập với học sinh, phụ đạo ngoài giờ, bình giảng giáo viên nên đã giữ vững được chất lượng huấn luyện.
Khen thưởng:
Khoa Y học lâm sàng được cấp trên tặng cờ thưởng luân lưu 2 năm liền (1973,1974) và công nhận là Đơn vị Quyết thắng 14 năm, nhiều năm được tặng bằng khen, giấy khen về thành tích giảng dạy và xây dựng đơn vị.
6. Liên hệ:
– Khoa Y học Lâm sàng – Trường Cao đẳng Quân Y 1 – Sơn Lộc – Sơn Tây – Hà Nội.
– Email: khoalamsangqy1@gmail.com.
– Điện thoại: 069595642.

 

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi