Dinh dưỡng

Ăn Mì Tôm Có Béo Không? Bật mí ăn mì tôm không tăng cân

Chắc chắn ở đây chúng ta có rất nhiều bạn thích ăn mì tôm. Hoặc do tính chất công việc nên bạn ăn mì tôm thường xuyên trong thời gian dài. Vậy ăn mì tôm có béo không? Đây có lẽ là câu hỏi được đa phần mọi người quan tâm, vì thực sự sau khi ăn mì tôm một thời gian bạn sẽ có cảm giác cơ thể béo lên trông thấy. Để có thể làm rõ được câu hỏi này hãy cùng bài viết đi tìm hiểu sự thật nhé!

Ăn mì tôm nhiều có tốt không?

Mì tôm hay còn có tên gọi khác là mì gói là một món ăn nhanh phổ biến với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau. Là một loại mì ăn liền nên tất cả các loại mì gói đều không mất quá nhiều thời gian để nấu nướng. Thao tác nhanh, đơn giản, nhưng lại cho chúng ta một tô mì thơm ngon vì vậy mì tôm trở thành món ăn văn phòng của rất nhiều người. Không ngừng người lớn mà trẻ em cũng rất thích ăn mì tôm.

Tuy đơn giản và nhanh chóng như vậy, mì gói không phải là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng ngược lại còn là món ăn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng để khuôn cáo rằng muốn cơ thể khỏe mạnh thì không nên ăn nhiều mì tôm. Bởi trong quá trình sản xuất mì tôm đã phải chiên đi chiên lại, sau đó phải có thêm một chút hóa chất để bảo quản được lâu hơn.

Mì tôm không phải loại thực phẩm có thể ăn hàng ngày
Mì tôm không phải loại thực phẩm có thể ăn hàng ngày

Xem thêm món mì quảng Đà Nẵng ngon tuyệt tại https://dulichkhatvongviet.com/mi-quang-da-nang/

Vì vậy mì tôm nếu không được xử lý kỹ lưỡng thì sẽ không healthy một chút nào.

Tác hại khi ăn quá nhiều mì tôm

Ngoài sự tiện lợi và mùi vị hấp dẫn ra thì mì ăn liền sẽ không hướng đến cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Ngược lại chúng còn đem lại nhiều hậu quả nặng nề đến với sức khỏe của con người.

Trong mì không có chất dinh dưỡng

Khi ăn mì ăn liền chúng ta sẽ có cảm giác no rất nhanh vì mì sẽ làm đầy dạ dày. Tuy nhiên thành phần chính có trong mì tôm chỉ là carbohydrate, chất béo và tinh bột. Vì vậy trong một gói mì tôm sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể  hoạt động trong một ngày dài.

Vì vậy người ăn mì tôm hoặc lạm dụng mì tôm trong một thời gian đủ lâu cơ thể thường có một số biểu hiện như: Mệt mỏi, da vàng, cân nặng tăng,… do cơ thể đang thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng, sức khỏe bị tàn phá một cách nặng nề.

Cơ thể lão hóa nhanh hơn

Trong mì ăn liền có thành phần khiến cơ thể bị oxy hóa  mục đích nhà sản xuất cho thêm thành phần chống oxy hóa là muốn mì có thể giữ được mùi hương nguyên bản của sản phẩm. Thành phần này có trong mì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nội tiết tố của cơ thể. Điều này sẽ làm trong bạn già đi sau một thời gian sử dụng, điều có thể nhận thấy rõ nhất là làn da sẽ bị lão hóa rất nhanh, chảy xệ, nhiều nếp nhăn.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Ăn mì tôm trong thời gian dài đã được chứng minh sẽ làm tăng cholesterol trong cơ thể. Khi lượng cholesterol xấu tăng lên sẽ kéo theo nhiều bệnh liên quan đến tim mạch và tiểu đường.

Ngoài ra lượng chất béo có trong mì tôm không hề tốt cho sức khỏe, ngược lại còn có thể gây nên tình trạng xơ vữa động mạch. Do transfat trong cơ thể tăng lên sẽ làm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ ở người lớn tuổi tăng lên.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Trong mì ăn liền có chứa thành phần hương liệu khá là cao khi nạp trực tiếp vào cơ thể sẽ gây nặng cho hoạt động co bóp của dạ dày. Về lâu dài sẽ gây cản trở cho dạ dày và quá trình tiêu hóa. Có rất nhiều trường hợp do lạm dụng mì ăn liền nên gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày.

Gây bệnh ung thư

Đã có rất nhiều nghiên cứu nhận định và chứng minh được rằng ăn nhiều mì tôm trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không ăn thường xuyên. Chất bảo quản, phụ gia, chất tạo màu,… không được kiểm soát chặt chẽ hay theo tỷ lệ hạn mức quy định. Điều này sẽ làm cơ thể bị tổn thương từ bên trong, gây nên tình trạng táo bón lâu ngày dẫn đến căn bệnh ung thư trực tràng.

Tình trạng dễ béo phì

Khi bạn nạp mì ăn liền vào cơ thể đồng nghĩa bạn đang sử dụng carbohydrat và chất béo cũng sẽ được cơ thể hấp thụ. Lâu ngày lượng dầu mỡ thừa và chất béo không được tiêu hao sẽ tích tụ lại ở vùng bụng trở thành mỡ thừa của cơ thể. Tình trạng như vậy kéo dài trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng thừa cân và béo phì, khó kiểm soát được cân nặng.

Trẻ em và phụ nữ mang thai ăn mì tôm có sao không?

Trẻ em và phụ nữ có thai không nên ăn mì ăn liền
Trẻ em và phụ nữ có thai không nên ăn mì ăn liền

Như đã phân tích những tác hại của mì ăn liền có thể gây ra ở phía trên, có thể nhận thấy rằng đôi với những người có sức đề kháng và có sức vẫn sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy đối với đối tượng là trẻ em và phụ nữ đang mang thai thực phẩm đóng gói có chứa chất bảo quản càng không hề tốt cho sức khỏe. Bời vì đây là 2 đối tượng có khả năng ảnh hưởng nhanh chóng hơn người bình thường.

Phụ nữ có thai

Thông thường trong thời kỳ mang thai các bà mẹ thường được cảnh báo không nên sử dụng các loại sản phẩm đóng hộp , đồ ăn nhanh, đồ ăn liền. Bởi thông thường các loại sản phẩm nêu trên đều có chứa chất bảo quản, dầu mỡ chiên lại,… gây ảnh hưởng xấu đến chính sức khỏe của mẹ bầu và em bé.

Rủi ro có thể đem lại cho bé là không thể lường trước như: Sinh non, dị dạng, sức khỏe của bé không ổn định. Vì vậy mì ăn liền là một sản phẩm mà các mẹ nên hạn chế. Thay vào đó là nên cân bằng chế độ dinh dưỡng, tăng cường luyện tập thể thao hàng ngay để nâng cao sức khỏe.

Trẻ nhỏ

Thông thường trẻ em thường là đối tượng bị thu hút bởi món mì ăn liền này. Tuy nhiên món ăn này nếu ăn hàng ngày có thể gây ra tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng do thiếu chất, táo bón. Không những vậy trẻ em là đối tượng điều chỉnh chế độ ăn khá khó, các bé muốn làm theo ý mình. Hoặc bậc phụ huynh nghĩ là “con ăn được là tốt rồi” vì vậy không có ý định ngăn cản.

Trong thời gian dài mì tôm sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Kể từ trí thông minh, sức khỏe, chiều cao và tính cách của bé.

>>> Xem thêm

Ăn mì tôm có gây tăng cân không?

Ăn mì tôm có béo không? Đây là một câu hỏi được đa phần mọi người quan tâm. Và điều chắc chắn ăn mì tôm sẽ xuất hiện tình trạng béo phì ở một số đối tượng. Thông thường một gói mì tôm giao động từ 65 – 85gr. Trong một gói mì sẽ chứa tới 400 Kcal, chiếm tới ¼ số calo mà một người lớn cần để duy trì vận động trong một ngày.

Mì tôm có thể gây ra tình trạng béo phì và tích mỡ
Mì tôm có thể gây ra tình trạng béo phì và tích mỡ

Không những vậy lượng chất béo bão hòa trong mì tôm lên đến 6.5g. Không những không đem lại giá trị dinh dưỡng gì cho cơ thể mà ngược lại còn khiến mỡ dễ dàng tích tụ lại hơn. Nhìn vào tình hình thực tế chúng ta có thể thấy được đa phần giới trẻ là người có dấu hiệu béo phì cao hơn. Do tính chất công việc không có thời gian nên mì tôm luôn là loại đồ ăn nhanh được sử dụng hàng ngày trong thời gian dài.

Không những vậy khi ăn mì mọi người sẽ ăn kèm với trứng, thịt bò, gia vị, phô mai, giò, chả,… Điều này đồng nghĩa với việc một bát mì sẽ có hơn 400 Calo, nên để kiểu soát lượng Calo nạp vào cơ thể là khá khó khăn. Nếu bạn đang muốn có một vóc dáng thon thả, bụng không có ngấn mỡ thì nên hạn chế sử dụng loại thức ăn tiện lợi này. Vóc dáng và sức khỏe của bạn đều bị ảnh hưởng do thành phần có trong mì ăn liền.

Cách ăn mì tôm healthy

Chỉ cần bạn làm theo những cách dưới đây thì mì tôm sẽ trở nên healthy hơn. Dù bạn có là một người bận rộn thì xin hãy bỏ ra thêm vài phút để có thể làm cho mình một bát mì hoàn hảo.

Nấu mì

Tuy biết rằng mì tôm là một loại thực phẩm ăn liền, ăn nhanh. Chỉ cần cho vào bát, cho gói gia vị và nước sôi đợi trong 3 phút bạn có thể thưởng thức một bát mì thơm ngon. Tuy nhiên điều này chỉ khiến bạn ăn hết những phụ da có trong gói mì. Vì vậy điều cần lưu ý là trước khi bạn nấu mì hãy trụng sợi mì qua nước sôi một lần cho mềm.

Sau đó hãy nấu mì như bình thường, điều này sẽ làm các chất phụ da và hóa chất được lọc qua một lần nước. Chắc chắn hương vị bớt đậm đà hơn nhưng điều này sẽ hạn chế được lượng hóa chất độc hại đi vào cơ thể.

Không nên ăn quá nhiều

Mì tôm chỉ là một loại thực phẩm thay thế, vì vậy trong một tháng không nên ăn quá 3 lần. Hãy nhớ rằng nên ưu tiên các bữa cơm lành mạnh thay vì mì tôm mỗi ngày. Khi úp mì bạn cần lưu ý:

  • Gói muối không nên dùng hết để kiểm soát lượng muối trong cơ thể một cách ổn định.
  • Gói mỡ trong mì tôm không nên sử dụng vì 90% chất béo không bão hòa nằm trong gói mỡ.
  • Khi nấu mì có thể sử dụng gia vị trong chính căn bếp của bạn để hạn chế được phụ gia.

Hãy ăn đúng bữa

Muốn cơ thể khỏe mạnh thì việc đầu tiên là hãy ăn đúng bữa. Thay vì bạn nhịn ăn sáng và ăn trưa bằng mì tôm thì bạn ó thể dậy sớm hơn để ăn sáng bằng mì tôm và ăn trưa bằng cơm để có thể cân bằng lại dinh dưỡng và bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Đặc biệt cần lưu ý tuyệt đối không ăn mì vào buổi đêm, lúc này cơ thể cần được nghỉ ngơi. Đặc biệt là dạ dày, nếu đêm nạp thêm mì tôm sẽ làm nặng dạ dày và khiến dạ dày phải hoạt động liên tục trong cả một ngày. Điều này sẽ không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Không những có thể dẫn đến tình trạng tăng cân và lên mụn trên mặt.

Ăn đầy đủ dinh dưỡng

Muốn healthy ngoài ăn mì tôm thì bạn cần bổ sung protein từ thịt, trứng và chất xơ, vitamin từ rau xanh. Vì vậy nếu 1 tháng bạn chỉ ăn mì tôm từ 2 -3 lần thì có thể tự thưởng cho mình thêm topping như trứng, thịt bò,… Điều này sẽ làm tô mì của bạn thêm phần hấp dẫn hơn.

Ăn mì tôm nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng
Ăn mì tôm nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng

Kết luận

Ăn mì tôm có béo không bài viết đã giải đáp qua thắc mắc cho bạn. Vì vậy nếu bạn hay người thân trong gia đình của bạn đang mắc phải sở thích ăn mì quá nhiều. Điều đầu tiên bạn cần làm là thay đổi chế độ ăn uống cũng như nói cho người thân biết những tác hại của mì tôm. Điều này sẽ làm thay đổi được chế độ ăn uống trong gia đình, giúp mọi người có thể khỏe mạnh hơn.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi