Sức khỏe

4 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không hiệu quả

Chắc hẳn nhiều người đã nghe đến cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không. Đây được xem như một biện pháp khá an toàn, hiệu quả bởi lá trầu không là một loại thảo dược thân thuộc có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Vậy cùng xem qua một vài cách sử dụng lá trầu không để trị bệnh trĩ nhé.

cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không dần đang phổ biến hiện nay
cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không dần đang phổ biến hiện nay

Lá trầu không (Piper betle Piperaceae) theo đông y là một loại thuốc có vị cay nồng, tính ấm, có mùi thơm và có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và cầm máu hiệu quả.

Trong lá trầu không có chứa khoảng 0,8 – 2,4% tinh dầu cùng nhiều chất có hoạt tính sinh học như chavicol. chavibetol, betel phenol,…có khả năng cầm máu và chống loét dạ dày rất tốt. Nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu có trong lá trầu không giúp bảo vệ và ngăn chặn quá trình oxy hóa thành tĩnh mạch ống trực tràng, ngăn cản tác động của các gốc tự do. Bên cạnh đó các chất này còn giúp nhanh lành các tổn thương do bệnh trĩ gây nên.

Một tác dụng quan trọng của lá trầu không đó là có khả năng hỗ trợ giảm các triệu chứng liên quan tiêu hóa như đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,…Nên có tác dụng trên người có bệnh trĩ ngoại nhẹ.

Sử dụng lá trầu không giúp người bệnh trĩ giảm được những triệu chứng như ngứa, đau rát hậu môn, giảm viêm nhiễm, dễ đi đại tiện,…

Cũng giống như việc sử dụng các nguyên liệu khác, lá trầu không chỉ phát huy công dụng với những người bị bệnh trĩ giai đoạn nhẹ, người chưa có những tổn thương nghiêm trọng do trĩ gây ra như nứt hậu môn, có vết loét,…..

  • Mách bạn vài cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản tại nhà

2.1. Dùng nước lá trầu không ngâm vùng hậu môn

ngâm vùng hậu môn với lá trầu không giúp người bệnh cảm thấy thư giãn
ngâm vùng hậu môn với lá trầu không giúp người bệnh cảm thấy thư giãn

Cách này bạn có thể áp dụng sau khi đi đại tiện và hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ với nước ấm. Chuẩn bị 2 nắm lá trầu không đem đi rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút, rửa lại với nước rồi đun cùng 3 lít nước. Đến khi nước sôi khoảng 5 phút thì đổ nước ra chậu, đợi nước còn âm ấm thì ngâm vùng hậu môn cho đến khi nước nguội.

Bằng cách này, cách tinh chất có trong lá trầu không có thể ngấm vào búi trĩ, dần co lại. Ngâm nước ấm cũng giúp tăng cường lưu thông máu, tránh được viêm nhiễm, đau rát do trĩ.

2.2. Đắp lá trầu không giảm triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả

đắp lá trầu không lên vùng hậu môn cho tinh chất thấm sâu
đắp lá trầu không lên vùng hậu môn cho tinh chất thấm sâu

Việc đắp lá trầu không trực tiếp lên vùng hậu môn giúp cho tinh chất có thể thấm trực tiếp vào thành mạch, sát khuẩn và kháng viêm hiệu quả, cho người bệnh cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.

Dùng một nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi để ráo nước.

Giã nát lượng lá trầu cho đến khi ra nước.

Sử dụng bông gòn, thấm nước cốt bôi lên búi trĩ. Phần bã dùng giấy lọc hoặc vải mùng bọc lại rồi đắp lên vùng hậu môn khoảng 15 phút.

Rửa hậu môn lại với nước rồi lau khô với khăn mềm.

2.3. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không kết hợp nguyên liệu khác

Phối hợp lá trầu không với nguyên liệu khác giúp tăng hiệu quả
Phối hợp lá trầu không với nguyên liệu khác giúp tăng hiệu quả
Phối hợp lá trầu không với nguyên liệu khác giúp tăng hiệu quả
Phối hợp lá trầu không với nguyên liệu khác giúp tăng hiệu quả

Bên cạnh sử dụng nguyên liệu lá trầu không, người ta có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác như hạt gấc, bồ kết và quả cau. Điều này giúp tăng khả năng sát trùng, chống ứ, giảm đau cho người bệnh.

Chuẩn bị khoảng 5 quả bồ kết, 5 hạt gấc, 10 lá trầu không cùng một quả cau.

Tất cả nguyên liệu đem đi rửa sạch, cau bổ thành miếng múi cau, hạt gấc đem đi đập vỡ.

Đem bồ kết, quả cau và hạt gấc đi đun với nước, sôi ở lửa vừa.

Sau khi nước sôi thì cho lá trầu không vào đun thêm 15 phút thì tắt bếp.

Đợi nước bớt hơi nóng thì dùng để xông hậu môn, sau khi nước nguội bớt thì dùng nước để ngâm hậu môn.

2.4. Xông lá trầu không giảm kích thước búi trĩ

dùng nước lá trầu không xông vùng hậu môn để giảm triệu chứng đau rát
dùng nước lá trầu không xông vùng hậu môn để giảm triệu chứng đau rát

Tinh dầu lá trầu không vừa có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm vừa có tác dụng tăng cường sự lưu thông máu, giúp búi trĩ co lại và giảm những tổn thương do bệnh trĩ gây nên. Do đó người bệnh trĩ dùng lá trầu không xông sẽ có được cảm giác dễ chịu, thư giãn.

Cách này tương tự như chuẩn bị nước để ngâm hậu môn. Bạn cần phải rửa sạch một nắm lá trầu không, ngâm với nước muối loãng rồi đun sôi cùng với một ít muối. Khi nước sôi thì tắt bếp, đợi cho nước tỏa hơi nóng rồi dùng để xông vùng hậu môn.

Sau khi nước nguội thì có thể tận dụng nước để vệ sinh lại vùng hậu môn cho sạch sẽ.

  • Nên lưu ý gì khi dùng lá trầu không để chữa bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không là nguyên liệu thiên nhiên nhưng việc áp dụng không đúng cách có thể khiến cho người bệnh gặp tác dụng ngược lại. Vì vậy trong quá trình thực hiện bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:

Lựa chọn mua lá trầu không tươi, nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chọn những lá có màu vàng đậm vì chúng có nhiều dưỡng chất hơn so với lá khác.

Cần rửa sạch và ngâm với nước muối loãng thật kỹ để loại bỏ các tác nhân gây hại, tránh bội nhiễm vùng hậu môn.

Các biện pháp này chỉ áp dụng bên ngoài hậu môn, không nên thụt rửa sâu vào bên trong gây viêm nhiễm trực tràng.

Bên cạnh áp dụng cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không hay các nguyên liệu khác, bạn cần có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

Thường xuyên tập thể dục, tránh ngồi quá lâu một chỗ, hạn chế mang vác hay làm việc nặng quá sức.

Đặc biệt cần giải quyết các vấn đề hệ tiêu hóa như tiêu chảy hay táo bón để tránh bệnh nặng hơn.

Lời kết

Bài viết vừa trình bày một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không phổ biến thường được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng của mình trước khi sử dụng và không nên quá lạm dụng vào cách này, tránh bệnh trở nặng khó điều trị hơn. Hy vọng qua bài viết bạn đã biết được cách sử dụng lá trầu không trị bệnh trĩ sao cho hiệu quả nhé.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi