Thuyết trình là một phương pháp dạy học thường được các giảng viên áp dụng. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, nghệ thuật diễn giải và thuyết phục của giảng viên. Tuy có nhiều nhược điểm, nhưng nếu giảng viên biết cách sử dụng đúng và biết phối hợp với các phương pháp khác nhất là sử dụng thêm một số công cụ nghe nhìn hỗ trợ để minh hoạ bài giảng, hoặc cải tiến để tăng cường sự tham gia của học viên thì phương pháp thuyết trình vẫn đem lại được hiệu quả, nhất là trong điều kiện trường Cao đẳng quân y 1 hiện nay.
1. Thuyết trình
Thuyết trình là quá trình phát ngôn chính thức nhằm giới thiệu, cung cấp hoặc làm sáng tỏ một hiện tượng, sự kiện, nguyên tắc.
1.1. Ưu điểm
– Giảng viên có thể cung cấp những thông tin cập nhật hoặc kinh nghiệm không có trong sách, nhất là khi thiếu tài liệu học tập cho học viên.
– Có thể cung cấp một lượng thông tin lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
– Cùng một lúc có thể chuyển tải thông tin đến nhiều người.
– Các thông tin đã được giảng viên chọn lọc và sắp xếp logic, do đó học viên dễ hiểu và dễ tiếp nhận.
– Có thể truyền cảm xúc và niềm tin đến người nghe.
Tìm hiểu về nghề diễn giả tại https://luyenthidaminh.vn/tim-hieu-ve-nghe-dien-gia/
1.2. Nhược điểm
– Học viên ở trạng thái bị động, không hoặc ít tham gia vào bài giảng.
– Không dạy cho học viên cách giải quyết vấn đề thực tế.
– Ít hiệu quả nếu dùng để dạy kỹ năng và thái độ.
– Ít cơ hội để lượng giá được học viên thường xuyên trong các buổi học, do vậy khó đánh giá được sự tiến bộ của học viên một cách kịp thời.
– Bắt buộc các học viên ở các trình độ khác nhau cùng nghe một bài giảng giống nhau.
– Hiệu quả giảng dạy phụ thuộc nhiều vào kỹ năng và nghệ thuật thuyết trình của giảng viên.
1.3. Cách sử dụng
Phương pháp thuyết trình tuy có nhiều nhược điểm nhưng vẫn là một phương pháp cần thiết; có hiệu quả nếu được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc và với những giảng viên có kinh nghiệm. Tuy nhiên không nên lạm dụng. Sau đây là những trường hợp có thể dùng phương pháp thuyết trình:
– Giới thiệu một chủ đề, hoạt động, hoặc nhiệm vụ mới.
– Giải thích và làm sáng tỏ các thuật ngữ, khái niệm, nguyên tắc, hoặc cơ chế…
– Cập nhật thêm các thông tin hoặc các kinh nghiệm thực tế không có trong tài liệu.
– Ôn lại bài cũ trước khi vào bài mối hoặc tóm tắt bài ở cuối buổi học.
1.4. Một số điểm cần lưu ý để tăng hiệu quả của phương pháp thuyết trình
– Giới thiệu tên chủ đề và mục tiêu học tập: Cho dù bài thuyết trình ngắn thì giảng viên cũng nên có phần mở đầu ấn tượng để tập trung sự chú ý của học viên và nêu mục tiêu để học viên biết rõ nhiệm vụ cần đạt.
– Nói với học viên chứ không đọc, nói với tốc độ vừa phải và đủ to để các học viên ngồi ở cuối lớp cũng có thể nghe rõ. Do việc thay đổi giọng nói là rất khó nên giảng viên có thể thay đổi tốc độ, âm lượng và âm sắc trong những trường hợp cần nhấn mạnh để gây ấn tượng với học viên.
– Khi cần nhấn mạnh một nội dung nào đó thì nên thay đổi tốc độ, âm lượng, âm sắc và ngữ điệu để gây ấn tượng.
Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu với ngữ điệu hội thoại một cách tự nhiên: học viên sẽ không thể tập trung nghe giảng viên trình bày những nội dung tiếp theo nếu gặp phải những ngôn từ khó hiểu, do vậy giảng viên cần định nghĩa rõ nếu cần phải sử dụng những thuật ngữ chuyên môn còn mới đối với học viên.
– Thể hiện sự lôi cuốn khi nói: Tâm lý của người thuyết trình thường tác động trực tiếp tới người nghe. Nếu giảng viên thể hiện sự thích thú khi thuyết trình qua thay đổi âm lượng, ngữ điệu kết hợp với ngôn ngữ không lời (ngôn ngữ cơ thể) phù hợp sẽ truyền cảm đến học viên và gây sự hứng thú cho học viên.
– Luôn sử dụng ghi chép, dàn ý đã chuẩn bị sẵn: Việc sử dụng các bản ghi chép trong khi thuyết trình là rất cần thiết ngay cả khi giảng viên rất “thuộc bài” vì một mặt thể hiện tính nghiêm túc, mặt khác để tránh sa đà vào các tiểu tiết.
– Xen kẽ vào bài nói những ví dụ minh hoạ hoặc những câu pha trò phù hợp. Tuy nhiên không nên đưa quá nhiều ví dụ minh hoạ, cũng như quá nhiều câu pha trò vì có thể sẽ làm phân tán sự chú ý của học viên.
– Thời gian thuyết trình không quá dài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kết quả nhớ của học viên giảm nhiều nếu thuyết trình liên tục quá 30 phút.
– Tóm tắt vấn đề cuối phần trình bày: một trong nhưng yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của học viên là “Đầu tiên và cuối cùng”, tóm tắt lại những ý chính, những điểm quan trọng vào cuối phần thuyết trình sẽ tăng khả năng nhớ của học viên.
– Nên dành thời gian cho học viên hỏi và trả lời câu hỏi của học viên. Thuyết trình không có nghĩa là giảng viên độc thoại từ đầu đến cuối buổi giảng. Những câu hỏi của học viên giúp giảng viên lượng giá được sự tiếp thu của học viên và thông qua việc trả lời, giảng viên có thể làm rõ thêm những nội dung mà học viên quan tâm.
– Với những giảng viên còn ít kinh nghiệm, nên tập trước dưới sự quan sát của giảng viên có kinh nghiệm hoặc ghi âm và quay camera để rút kinh nghiệm, nhất là có thể phát hiện và loại bỏ những thói quen không phù hợp.
2. Thuyết trình có minh hoạ
2.1. Định nghĩa
Thuyết trình có minh hoạ là phương pháp thuyết trình có sử dụng thêm công cụ hỗ trợ nghe – nhìn hoặc các mô hình.
2.2. Ưu điểm
Thuyết trình có minh hoạ có tất cả các ưu điểm của phương pháp thuyết trình nhưng có hiệu quả hơn, thú vị hơn, dễ nhớ hơn so với thuyết trình bằng lời đơn thuần vì nó huy động sự tham gia của nhiều giác quan hơn như thị giác, xúc giác chứ không phải chỉ là thính giác đơn thuần.
2.3. Nhược điểm
– Cần bố trí nhiều thời gian hơn so với thuyết trình đơn thuần với cùng một nội dung.
– Giảng viên mất nhiều thời gian chuẩn bị.
– Cần có thêm các công cụ hỗ trợ như tranh ảnh, mô hình, băng hình… và các phương tiện kèm theo.
Cần có một số điều kiện kèm theo để sử dụng công cụ hỗ trợ như: phòng cần rộng hơn, bố trí bàn ghế sao cho tất cả học viên đều nhìn thấy các giáo cụ trực quan hoặc công cụ minh hoạ, cần có thêm một số điều kiện và phương tiện như điện, máy chiếu, máy tính…
2.4. Cách sử clụng
– Các trường hợp sử dụng phương pháp thuyết trình có minh hoạ giống phương pháp thuyết trình nhưng có hiệu quả hơn.
– Giới thiệu các khái niệm liên quan đến vật thể hoặc cần phân biệt về hình khối, kích cỡ, màu sắc.
– Giới thiệu các kỹ năng thao tác phức tạp có nhiều bước cần được tiến hành theo trình tự.
Giới thiệu các kỹ năng không có điều kiện để thao tác thật trong thực tế cho nhiều học viên cùng quan sát (ví dụ kỹ thuật đặt sond dạ dày…).
2.5. Cách chuẩn bị và trình bày một bài giảng bằng phương pháp thuyết trình có minh họa
– Giống phương pháp thuyết trình
– Chọn lựa công cụ hỗ trợ phù hợp dựa vào các yếu tố sau:
+ Mục tiêu và nội dung
+ Điều kiện sẵn có của lớp học
+ Địa điểm lớp học (thuận tiện cho việc chuyển, lắp đặt và sử dụng công cụ).
+ Sự quen thuộc công cụ hỗ trợ của giảng viên
+ Thời lượng của bài giảng.
Giảng viên cần thực hành trước để đảm bảo sử dụng thành thạo và có hiệu quả các công cụ hỗ trợ.
Không nên sử dụng quá nhiều thể loại công cụ hỗ trợ trong cùng một buổi giảng để tránh gây rối.
3. Các kỹ năng cần sử dụng khi thuyết trình và thuyết trình có minh hoạ
3.1. Kỹ năng nói
Kỹ năng nói là kỹ năng cơ bản mà người giảng viên cần rèn luyện. Kỹ năng này không chỉ cần khi giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình hay thuyết trình có minh hoạ mà ngay cả đối với các phương pháp dạy học khác như dạy học bằng nghiên cứu tình huống, dạy học bằng đóng vai, dạy học dựa trên vấn đề, dạy học bằng bảng kiểm… Sau đây là một sô” điều cần lưu ý khi giảng viên sử dụng kỹ năng nói:
– Sử dụng ngôn từ chính xác, đơn giản, dễ hiểu
– Âm lượng và tốc độ vừa đủ để ngươi nghe tiếp nhận
– Cần nhấn mạnh những từ hoặc đoạn quan trọng bằng cách thay đối âm lượng, âm sắc hoặc tốc độ nói, hoặc ngữ điệu
Nên kết hợp sự hài hước một cách hợp lý.
3.2. Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời
– Cần phối hợp một cách hợp lý giữa ngôn ngữ lòi nói với cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, di chuyển trong phòng như:
– Phong thái tự tin, thoải mái
– Ánh mắt nên bao quát toàn bộ học viên (không nhìn ra ngoài, không nhìn xuống sàn, không nhìn lên trần nhà, không nhìn chằm chằm vào một học viên)
– Di chuyển hợp lý trong phòng
– Trang phục nghiêm chỉnh.
3.3. Kỹ năng sử dụng các ghi chép và phương tiện hoăc công cụ hỗ trợ
Có thể sử dụng một số phương tiện ghi chép như thẻ giấy màu, bản ghi từ máy tính. Tuy nhiên cần chú ý viết chữ đủ to dể dễ nhìn, viết ý chính, hoặc sử dụng bản đồ tư duy, đánh số thứ tự đế tránh nhầm lẫn.
Có thể sử dụng một số phương tiện nghe nhìn phối hợp để tăng tính hấp dẫn và tăng hiệu quả như bảng-phấn, bảng trắng-bút dạ, giấy trong-máy chiếu qua đầu, power point-máy chiếu, giấy khổ to và giá treo hoặc bảng lật, băng videoclip. Tuy nhiên khi sử dụng các phương tiện này cần lưu ý sao cho tất cả học viên đều có thể nhìn rõ và nghe rõ.
Giảng viên cần tập để sử dụng thành thạo các phương tiện hoặc công cụ hỗ trợ dạy học trước khi tiến hành buổi dạy học.
3.4. Kỹ năng đặt, nhận và trả lời các câu hỏi
Thuyết trình không có nghĩa là giảng viên chỉ độc thoại từ đầu đến cuối buổi giảng mà cần lồng ghép vào buổi thuyết trình một số câu hỏi hoặc trả lời một số câu hỏi của học viên. Việc đặt câu hỏi cho học viên để họ trả lời; nhận và trả lời câu hỏi của học viên có thể được bố trí vào cuối phần thuyết trình hoặc bố trí xen kẽ sau một khoảng thòi gian thuyết trình nhất định. Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau đây:
– Nên sử dụng cả hai loại câu hỏi đóng và mở.
– Nên gộp những câu hỏi cùng dạng khi trả lời để đỡ mất thời gian.
– Nên giới hạn thời gian nhận và trả lời câu hỏi.
– Không nhất thiết phải trả lời tất cả các câu hỏi của học viên trong buổi giảng. Những câu hỏi chưa giải quyết được do không đủ thời gian thì có thể để vào “hộp thư” và giảng viên có thể trả lời vào một thời điểm khác thích hợp.
3.5. Kỹ năng phát hiện và xử trí một số tình huống bất lợi ảnh hưởng đến kết quả dạy học bằng thuyết trình
3.5.1. Phát hiện
Trong khi thuyết trình, giảng viền cần quan sát học viên để phát hiện kịp thời các hiện tượng bất lợi. Giảng viên phát hiện các hiện tượng này dựa vào các phản ứng của học viên được thể hiện qua ngôn ngữ không lời của họ như nét mặt căng thẳng, sự lơ đãng khi nghe giảng, hay cựa quậy, buồn ngủ hoặc ngôn ngữ bằng lời như quay sang hỏi nhau hoặc nói chuyện riêng, …
3.5.2. Cách xử trí
– Tạm dừng thuyết trình và hỏi học viên
– Đưa ví dụ minh hoạ gây ấn tượng cho học viên
– Thay đổi âm lượng, âm sắc, ngữ điệu, tốc độ nói để thu hút học viên.
Hy vọng các bạn giáo viên cùng trao đổi thêm các phương pháp giảng dạy, để buổi giảng hiệu quả, thiết thực và thân thiện với người học.
Nguồn: tổng hợp theo Nhà xuất bản Giáo dục