Nắm rõ nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy giúp cha mẹ xử trí kịp thời và chăm sóc trẻ tốt hơn.
Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa của con yếu ớt. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy là tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường (trẻ bú mẹ đi ngoài 5 – 7 lần/ngày, trẻ bú sữa công thức đi ngoài 1 – 3 lần/ngày), phân lỏng, có mùi tanh và dịch nhầy. Đồng thời trẻ quấy khóc, sốt, nôn trớ hoặc bú kém.
Đối với bệnh tiêu chảy, cha mẹ nên xác định nguyên nhân cụ thể, để sớm có cách xử trí, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể do 7 nguyên nhân sau:
Rối loạn tiêu hóa: Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, với biểu hiện thường gặp là tiêu chảy.
Nhiễm trùng đường ruột: Trẻ bị nhiễm rotavirus, vi khuẩn salmonella hoặc ký sinh trùng giardia có nguy cơ gặp phải tiêu chảy, đi kèm triệu chứng nôn, sốt hoặc đau dạ dày.
Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng đến nguồn sữa: Mẹ ăn nhiều đồ cay, nóng hoặc uống rượu bia có thể khiến nguồn sữa bị ảnh hưởng, làm cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.
Dị ứng với sữa công thức: Dùng sữa công thức với thành phần đạm khó tiêu là nguyên nhân khiến trẻ dị ứng, đau bụng, tiêu chảy hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn, khiến đường ruột mất cân bằng hệ vi sinh và từ đó gây ra tiêu chảy.
Ảnh hưởng của bệnh lý: Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh cũng là dấu hiệu của bệnh Celiac (phân xám lỏng, có bọt và có mùi hôi) hoặc viêm ruột (tiêu chảy, buồn nôn, đi ngoài có máu).
Chế độ ăn dặm không phù hợp: Khi ăn phải bột, cháo không được nấu chín hoặc đảm bảo vệ sinh, điều này khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Cha mẹ không nên chủ quan trước tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Bởi nếu kéo dài có thể gây ra mất nước, tụt huyết áp, rối loạn điện giải, tổn thương não, thậm chí là tử vong ở trẻ. Để bảo vệ sức khỏe của con, cha mẹ nên áp dụng cách chăm sóc phù hợp, cụ thể:
Tiếp tục cho con bú: Với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ hãy tăng thêm cữ bú, cho con bú nhiều hơn để bổ sung điện giải và dinh dưỡng, tránh tình trạng trẻ mất nước.
Đổi sữa cho con: Nếu mẹ ít sữa hoặc không có sữa cho con bú thì sữa công thức là lựa chọn thay thế phù hợp. Các mẹ nên ưu tiên sản phẩm êm dịu với đường tiêu hóa của con, điển hình như Friso Gold.
Với công nghệ Xử Lý Nhiệt Một Lần (từ sữa tươi thành sữa bột), Friso Gold bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, Friso Gold bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, cho trẻ hấp thu nhanh dưỡng chất trong sữa, qua đó bù nước và giảm nôn trớ do tiêu chảy. |
Thay đổi chế độ ăn của mẹ: Mẹ cho con bú nên ăn nhiều chuối, táo, thịt bò, sữa chua, rau dền, khoai lang để vừa nâng cao chất lượng nguồn sữa, vừa kiểm soát tiêu chảy ở trẻ.
Xây dựng dinh dưỡng khoa học cho trẻ: Với trẻ ăn dặm, khi tiêu chảy con có thể chán ăn. Mẹ hãy chia nhỏ bữa, cho con ăn ít với đồ ăn mềm, loãng, dễ nuốt như cháo, súp; đồng thời bổ sung thịt nạc, khoai tây, cà rốt, hồng xiêm, ổi để cải thiện tiêu hóa của con. Đây cũng là giải đáp cho thắc mắc trẻ tiêu chảy nên ăn gì.
Cho trẻ uống men tiêu hóa: Men tiêu hóa giúp cải thiện rối loạn đường ruột, giảm tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để xác định có nên cho trẻ uống men tiêu hóa không, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý: Cha mẹ không được áp dụng biện pháp dân gian “cầm” tiêu chảy hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Tiêu chảy là một bệnh lý thường gặp. Vì vậy, ngoài nắm rõ nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cách xử trí, cha mẹ cũng nên phòng bệnh, bằng cách giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nấu chín thực phẩm hoặc cho trẻ tiêm vắc xin định kỳ. Nếu trẻ tiêu chảy kéo dài, đi kèm sốt cao, tiêu phân có máu, mắt trũng hoặc tiểu ít, hãy đưa con đi gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị tốt nhất.