Y học thường thức

Trật khớp thái dương hàm – có nguy hiểm ?

khop-thai-duong-ham
Khớp thái dương hàm là một khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ. đĩa khớp nằm trong khớp ở giữa xương hàm dưới và xương sọ. Đĩa khớp có tác dụng làm cho xương hàm dưới hoạt động trơn tru, nhịp nhàng. Khi đĩa khớp bị di lệch nhẹ ( trật khớp tahs dương hàm) người bệnh sẽ bị đau vùng quai hàm, đặc biệt là vùng khớp thái dương hàm, khó khăn trong hoạt động nhai, nuốt, vận động cơ hàm..

Trật khớp thái dương hàm là gì?

Trật khớp thái dương hàm là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Do bệnh diễn biến thầm lặng, mãn tính lâu dài với những dấu hiệu không rõ ràng, nên người bệnh rất khó phát hiện. Khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây nguy hại cho khớp thái dương hàm như gây tổn thương khớp thái dương hàm, làm nhuyễn sụn khớp, rồi thoái hóa và có thể dẫn đến dính khớp thái dương hàm, khi đó các đầu khớp bắt đầu thoái hóa có hiện tượng dính giữa đĩa khớp với các đầu xương, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Khi đã thủng đĩa khớp mà bệnh nhân vẫn không biết và cũng không để ý điều trị thì có thể dẫn đến hiện tượng phá hủy đầu xương, làm xơ cứng khớp khiến bệnh nhân không thể há miệng được

Dấu hiệu:

  • Mỏi cơ hàm: Người bệnh ban đầu có cảm giác mỏi, không thoải mái ở các cơ vận động hàm.
  • Đau: Xuất hiện muộn hơn. Lúc đầu chỉ đau khi nhai, sau đó đau cả khi không nhai.Đau khu trú ở các cơ quanh quai hàm, sau đó chuyển sang khớp thái dương hàm và toàn đầu.
  • Không há miệng to được.
  • Nghe thấy tiếng lục cục ở khớp thái dương hàm khi há miệng.
  • Ảnh hưởng tới nhiều cơ quan lân cận: gây ù tai, chóng mặt, lung lay răng…
  • Các triệu chứng trên thường tiến triển chậm, thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, rồi tự hết làm người bệnh không chú ý.

Nguyên nhân:

Các lý do chính dẫn tới trật khớp thái dương hàm bao gồm:
  • Bất thường về răng: mất răng làm giảm hiệu suất nhai, các răng lân cận bị xô lệch, bị hàn răng hoặc làm răng giả sai kỹ thuật, răng khôn mọc lệch…
  • Tai nạn gây chấn thương vùng quai hàm.
  • Tật nghiến răng.

  
Phương pháp điều trị:

Trật khớp thái dương hàm cần được phát hiện và điều trị sớm. Hiện nay, có hai phương pháp chữa trị là xâm lấn và không xâm lấn:
  • Điều trị xâm lấn: Mài chỉnh các răng, loại bỏ những vướng, cộm ở hàm dưới, tạo sự vận động thoải mái, làm răng giả cho các răng đã mất, chỉnh hình các răng lệch, phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào khớp thái dương hàm.
  • Điều trị không xâm lấn: Điều chỉnh lại hành vi và nhận thức của người bệnh, áp dụng vật lý trị liệu với những bài tập cơ bản cho hàm và cổ, hoặc chữa bằng thuốc nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Phòng ngừa bệnh Trật khớp thái dương hàm như thế nào?

  • Chỉnh hình những răng bị lệch lạc.
  • Không để mất răng, vệ sinh răng miệng đúng cách là cách phòng ngừa bệnh tốt nhất.
  • Nếu bị gãy răng thì cần trồng răng giải càng sớm càng tốt.
  • Không nên có thói quen siết chặt răng, nghiến răng hay cắn vật cứng.
  • Nhai hai bên, hạn chế nhai một bên.
  • Giảm các áp lực, stress, tạo lối sống lành mạnh, nên thư giãn nhiều để răng được nghỉ ngơi.
Bs Phạm Văn Thành – Bệnh viện QT Hoàn Mỹ Đồng Nai

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào gây nên. Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

Viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa cấp là một bệnh nhiễm trùng khởi phát đột ngột thường với triệu chứng đau tai. Viêm tai giữa cấp thường khởi phát nhanh chóng trong thời gian ngắn. Viêm tai giữa cấp điển hình chính là sự ứ đọng dịch trong tai giữa kèm theo các dấu hiệu hay triệu chứng của nhiễm trùng tai. Màng nhĩ bị phình ra kèm theo đau, hay thủng màng nhĩ, thường chảy ra mủ. Ở trẻ em nhỏ đau tai thường làm bé kéo dật tai, khóc nhiều hơn, và ngủ kém. Ngoài ra, còn có khi ta thấy bé sốt và ăn uống kém đi.
Viêm tai giữa cấp là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Bệnh này có thể là nguyên nhân đang xảy ra làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, và có thể liên tục chảy dịch qua lỗ thủng màng nhĩ.

Viêm tai giữa có dịch tiết

Viêm tai giữa có dịch tiết thường không có các triệu chứng cơ năng chỉ điểm. Đôi khi bệnh nhân mô tả một cảm giác đầy nặng tai. Viêm tai giữa dịch tiết được định nghĩa là tình trạng tai giữa nhìn thấy dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng. 
Viêm tai giữa sinh mủ mạn tính là bệnh viêm tai giữa kéo dài hơn hai tuần và tình trạng này phải gây ra nhiều đợt chảy mủ ra lỗ tai. Đôi khi nguyên nhân là biến chứng từ viêm tai giữa cấp. Bệnh nhân thường hiếm khi thấy đau tai.
Cả ba dạng trên đều có thể liên quan đến tình trạng khiếm thính ở bệnh nhân. Mất thính lực trong viêm tai giữa có dịch tiết, do là bệnh kéo dài, có thể ảnh hưởng đến khả năng học ở trẻ mắc bệnh.  Hiện tượng viêm tai giữa cấp tính có thể chuyển dần thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch nếu không có biện pháp xử lý đúng cách.

Cấu tạo cơ học của tai giữa

Gồm màng tai và một hốc xương gọi là hòm tai.
Màng tai là một màng mỏng hình bầu dục, lõm ở giữa, nằm hơi nghiêng ra sau, ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa, bịt lên hòm tai
Màng tai tuy có một lớp xơ ở giữa tương đối chắc, nhưng lại rất dễ bị phá hủy dẫn đến thủng khi có viêm nhiễm hoặc ứ đọng dịch trong tai giữa. Màng tai cũng dễ bị rách thủng khi có các chấn thương cơ học như chọc, ngoáy vào tai, chấn thương áp lực như lặn sâu, bị tát vào tai, sức ép do bom đạn…hoặc chấn thương âm.
Trong hòm tai có các xương con nối khớp với nhau: xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Màng nhĩ và các xương con hợp thành hệ thống màng nhĩ – xương con có tác dụng  khuếch đại và dẫn truyền những rung động của sóng âm từ môi trường ngoài vào tai trong.
Chính vì thế khả năng mắc bệnh viêm tai giữa là tương đối cao, bởi vậy cần hết sức lưu ý để sớm phát hiện kịp thời.
Dương Thị Uyên
BỆNH VIỆN BẠCH MAI
vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi