Blog

Cúm và cảm lạnh, có gì giống và khác nhau?

Cúm và cảm lạnh đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, nhưng chúng do các loại virus khác nhau gây ra.

  • Cúm: Gây ra bởi virus cúm.
  • Cảm lạnh: Gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau như rhinovirus, parainfluenza và coronavirus theo mùa (không phải SARS-CoV-2, virus gây COVID-19).

  • Cúm:
  • Sốt cao hoặc cảm giác ớn lạnh.
  • Ho.
  • Đau họng.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Đau cơ hoặc đau người.      
  • Đau đầu và mệt mỏi.

 

  • Cảm lạnh:
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi nhiều hơn.
  • Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Đau họng nhẹ.
  • Hắt hơi.
  • Sốt nhẹ (dưới 38°C).
  • Đau đầu nhẹ.
  • Cảm giác mệt mỏi vừa phải.

 

  1. Phân biệt cúm và cảm lạnh   

Cúm thường nghiêm trọng hơn và các triệu chứng xuất hiện đột ngột, dữ dội. Còn Cảm lạnh thường nhẹ hơn và các triệu chứng phát triển từ từ.

Khi nào nên dùng kháng sinh?

Nghiên cứu của CDC về sử dụng thuốc kháng sinh.

 

Kháng sinh chỉ hiệu quả với nhiễm trùng do vi khuẩn và không có tác dụng với virus gây cúm hay cảm lạnh. Kháng sinh nên được sử dụng khi:

  • Viêm họng liên cầu khuẩn.
  • Ho gà.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

Không nên dùng kháng sinh cho các trường hợp:

  • Cảm lạnh và chảy nước mũi.
  • Hầu hết các trường hợp đau họng (trừ viêm họng liên cầu khuẩn).
  • Cúm.
  • Hầu hết các trường hợp viêm phế quản.

  • Cách xử lý cảm lạnh ở trẻ nhỏ bằng massage kinh lạc

Massage kinh lạc giúp làm ấm cơ thể, tán hàn và kích hoạt hệ bạch huyết cho trẻ.

Bài massage kinh lạc giúp tăng cường sức khỏe

 

Hướng dẫn massage hiệu quả

  • Thời điểm: Massage khi bé thức, trước và sau khi ngủ dậy.
  • Lực tay: Tác động lên da bé vừa phải, mỗi vị trí xoa từ 2-3 phút.
  • Yêu thương: Khi massage, thủ thỉ với bé để tăng năng lượng tích cực.
  • Dùng tràm xoa Viên Minh: Giúp tăng hiệu quả massage, giảm kích ứng da, và thẩm thấu tinh chất thảo dược.

Dầu massage – Tràm xoa đặc biệt Viên Minh

 

Cúm và cảm lạnh tuy có triệu chứng tương tự nhưng lại khác nhau về mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Hiểu rõ sự khác biệt này giúp bạn chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu có triệu chứng nặng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

 

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi