Kỹ năng

Kỹ năng thuyết phục bằng cách nói chuyện

Có đến hơn 90% sinh viên sau tốt nghiệp không có khả năng diễn đạt trước đám đông. Đặc biệt là kỹ năng nói chuyện thuyết phục. Các công ty đa quốc gia và nước ngoài hiện nay đang tìm kiếm những ứng viên có khả năng nói, thuyết phục, thu hút người nghe và khiến cho họ hành động hoặc nghĩ về những thứ mà trước đây họ chưa từng nghĩ đến. Đó là lý do bạn nên đọc bài viết này để trang bị cho mình kỹ năng nói chuyện thuyết phục. 
   1. Luôn tập trung vào kết quả cuối cùng
   Mục đích của người diễn thuyết là gợi cho người nghe suy nghĩ về vấn đề và thôi thúc họ hành động để thực hiện. Aristotle – nhà triết học tài ba của lịch sử nhân loại cho rằng: sử dụng kỹ thuật logic đôi khi là giải pháp “chuối” nhất để đạt được mục tiêu trên. Những sự kiện, con số mà bạn sử dụng sẽ khiến mọi người nhàm chán vì không theo dõi được đầy đủ. Nếu bạn muốn trình bày một vấn đề, hãy khơi gợi ở người nghe một cảm giác mạnh, đặt bản thân vào trong tình huống và phân tích được nguyên nhân tận cùng của vấn đề. Sử dụng những quan điểm trái ngược nhau để minh hoạ, phân tích ảnh hưởng của nó đến kết quả cần đạt được và dẫn dắt người nghe đến sự lựa chọn cuối cùng. 
   2. Hãy biến người nghe thành nhân vật chính
   Người nghe là đối tượng mà bạn cần thuyết phục. hãy xác định họ thuộc đối tượng nào, họ quan tâm đến những vấn đề gì. Và bài diễn văn của bạn phải đáp ứng được những yêu cầu đó. Không ai hứng thú nghe những câu chuyện chẳng có tí gì dính dánh đến mình. Ngược lại, nếu bạn dùng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người nghe, họ sẽ dễ dàng bị thuyết phục. Hãy sử dụng những câu nói đại loại như: “Tôi biết những gì đang diễn ra ở đây. Tôi cảm nhận được các bạn muốn gì…” 
   3. Quy luật chung khi thuyết trình là: chỉ ra chứ không kể lể 
   Hãy dẫn dắt người nghe, chỉ cho họ thấy tại sao bạn tin tưởng vào những gì đang nói. Đừng nói ra những gì bạn nghĩ. Hãy để cho người nghe tự chọn lọc và quyết định. 
   4. Thấu hiểu chính là bí quyết để thuyết phục 
   Khi bạn nói ra một điều gì đó, hãy quan sát khuôn mặt, phản ứng của người nghe. Nếu họ phản ứng tích cực nghĩa là bạn đã nói đúng và hãy thừa thắng xông lên. Nhưng nếu là phản ứng tiêu cực, hãy chầm chậm mà tìm cách rút ngắn bài thuyết trình lại. Phản ứng của người nghe thường là hiệu ứng số đông nên dễ dàng nhận ra, bạn không nên lo lắng! 
   5. Đừng sử dụng những từ ngữ đao to búa lớn 
   Chúng có thể khiến người nghe cảm thấy xa lánh, thiếu thân thiện với bạn. Hãy tận dụng những câu nói hóm hỉnh và gần gũi để bài thuyết trình của bạn mềm dẻo và “lọt lỗ tai” hơn. Thật tệ nếu buổi nói chuyện trở thành một cuộc thi thố trí tuệ và người nghe là những chú vịt nghe sấm. 
   6. 30 chưa phải Tết! 
   Có một số người khi đã quyết định, bạn sẽ khó có thể thuyết phục họ đổi ý. Nhưng phần lớn sẽ có quyết định vào phút cuối cùng. Do đó, hiệu quả của buổi nói chuyện sẽ giúp bạn có câu trả lời. Đừng bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để truyền lửa và niềm tin vào từng câu nói của bạn để thuyết phục người nghe. 
   7. Ngôn ngữ diễn đạt rất quan trọng 
   Đó không phải là những từ, câu mà bạn nói ra, đó là cách mà bạn diễn đạt, chính điều đó sẽ thuyết phục mọi người. Khi khẳng định một điều gì đó, hãy thẳng thừng vứt bỏ “Tôi nghĩ…” đi vì câu nói của bạn sẽ thiếu tính thuyết phục người nghe đến 60%. 
   Mục đích của bạn là thuyết phục, là làm sao để người nghe cảm thấy hài lòng và đồng ý hoàn toàn với những gì bạn trình bày. tuyệt đối không diễn đạt ý kiến của bạn một cách chủ quan. Chẳng ai lại phí thời gian để ngồi hàng giờ nghe bạn thao thao về suy nghĩ của mình. 
   Đừng ru ngủ người nghe bằng một giọng nói bằng bằng mà thay vào đó, phải là giọng nói to, khoẻ, có điểm nhấn, lên giọng xuống giọng ở những đoạn cần thiết nhằm nhấn mạnh. Bạn có thể lặp lại những nội dung đã trình bày nhưng với cách diễn đạt khác để gợi nhớ và không gây nhàm chán.
          (Sưu tầm)
vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi