Tin tức

Viện bỏng quốc gia

Ngày 01 tháng 12 năm 1964, thành lập Khoa Bỏng trên cơ sở Khoa Ngoại dã chiến – Viện Quân y 103 do Bác sĩ Lê Thế Trung làm Chủ nhiệm khoa. Biên chế lúc đó gồm 18 người, trong đó có 03 bác sĩ , 02 y sĩ, 09 y tá và 04 công vụ. 
 

Nhiệm vụ của khoa bỏng: điều trị, huấn luyện và nghiên cứu khoa học về bỏng, đặc biệt là bỏng chiến tranh.
Ngày 25 tháng 04 năm 1991, Phó Chủ Tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Khánh đã ký Quyết định số 142/CT, thành lập Viện Bỏng Quốc gia mang tên Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê hữu Trác, gọi tắt là Viện Bỏng Lê Hữu Trác trên cở sở phát triển từ khoa Bỏng (BM3), Viện Quân y 103. Viện Bỏng được đặt tại 263 đường Phùng Hưng, phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội .

Là viện đầu ngành Bỏng của quân và dân trong cả n­ước.
Là một trong hai Bệnh viện thực hành của Học viện Quân y.

1. Thông tin chung:
o Tên đầy đủ: Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
o Tên viết tắt: Viện Bỏng Lê Hữu Trác
o Tên tiếng Anh: Vietnam National Institute of Burns
o Địa chỉ:  263 đường Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
o Thành lập ngày 25/4/1991
o Là đơn vị 2 lần Anh hùng LLVT

2. Ban lãnh đạo:
PGS.TS Nguyễn Gia Tiến, Giám đốc
TS.Trương Ngọc Dương, Chính ủy
PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó giám đốc
PGS.TS Nguyễn  Như Lâm, Phó giám đốc

3. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật:
– 1 Giáo sư
– 5 Phó Giáo sư
– 18 tiến sỹ
– 7 thạc sỹ

4. Những thành tích tiêu biểu:
4.1. Đào tạo:
Thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo do Học viện Quân y giao: Đào tạo Nghiên cứu , Cao học, Chuyên khoa cấp I, Chuyên khoa cấp II, Bác sĩ dài hạn, Bác sĩ cơ sở, Cử nhân điều d­ưỡng…
– Đã h­ướng dẫn cho 15 NCS bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành Bỏng, hiện có 4 NCS đang triển khai đề tài.
– Đã đào tạo đ­ược nhiều lớp Thạc sỹ, Chuyên khoa cấp II về Bỏng.
– Đào tạo Bác sỹ Chuyên khoa cấp I, Chuyên khoa sơ bộ cho các tuyến tỉnh và thành phố.
– Đào tạo Y tá, Kỹ thuật viên về bỏng cho các tuyến.
4.2. Điều trị:
4.2.1. Công tác thu dung, điều trị:
Biên chế giư­ờng bệnh         : 360 giường (310 thường xuyên, 50 cho đáp ứng thảm họa).
Tỷ lệ sử dụng gi­ường           : 90% – 95%
Tổng số BN khám                 : 7.000 BN/năm
–  Bỏng mới                            : 5.500 BN/năm
–  Di chứng bỏng                   : 1.500 BN/năm
Tổng số BN điều trị nội trú   : 5.000 BN/năm
– Bỏng mới                             : 3.500 BN
– Di chứng bỏng                    : 1.000 BN
– Khác                                     : 500 BN
Bệnh nhân nghèo chiếm       : 80% tổng số BN thu dung
4.2.2. Một số thành tích về điều trị bỏng:
– Hạ thấp tỷ lệ tử vong từ 7% – 10% xuống 1,5 % – 1,7 %.
– Nâng cao khả năng cứu sống bệnh nhân bỏng:
Cứu sống đ­ược bệnh nhân ng­ười lớn có diện tích bỏng chung đến 90% diện tích cơ thể (DTCT) và bỏng sâu đến 85% DTCT.
Cứu sống bệnh nhân trẻ em có diện tích bỏng chung đến 70% DTCT và bỏng sâu đến 63% DTCT .
Cứu sống nhiều bệnh nhân bỏng có các biến chứng nặng nh­ư: nhiễm khuẩn huyết, suy thận cấp, bỏng hô hấp, bỏng có nhiều bệnh nội khoa nặng kết hợp…
– Giảm ngày nằm điều trị trung bình từ  18 – 21 ngày xuống còn 14 -16 ngày.
4.2.3. Điều trị các vết thương mãn tính phức tạp:
– Điều trị thành công nhiều bệnh nhân chấn thư­ơng mất da và phần mềm lớn, phức tạp (trung bình hàng năm có khoảng 300 – 350 bệnh nhân mất da, phần mềm phức tạp do chấn th­ương đ­ược chuyển về Viện Bỏng Quốc gia).
– Điều trị thành công nhiều bệnh có các vết th­ương, vết loét lâu liền, khó liền do tia xạ (điều trị ung th­ư), do đái đư­ờng, viêm tắc động mạch, liệt tuỷ, tỳ đè, bệnh nhân nhiễm HIV, các vết thư­ơng do rắn cắn, các loét do sẹo cũ…
4.2.4. Một số thành tích về điều trị phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ và phục hồi chức năng sau bỏng:
– Điều trị thành công nhiều tr­ường hợp di chứng bỏng nặng phức tạp, lâu ngày.
– Phát triển nhiều kỹ thuật điều trị như­: Cắt sẹo ghép da WK, chuyển vạt, Expander, vi phẫu thuật và vạt da siêu mỏng…
– Ngoài di chứng bỏng còn điều trị thành công các di chứng do chấn thư­ơng, dị tật bẩm sinh…
– Kết hợp phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ với điều trị phục hồi chức năng. Nâng cao số bệnh nhân đư­ợc điều trị phục hồi chức năng và chất lư­ợng đIều trị phục hồi chức năng với bệnh nhân bỏng.
Giảm ngày nằm điều trị và giá thành điều trị.
4.2.5. Các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị mới, hiện đại đã áp dụng thành công:
– Kỹ thuật chẩn đoán độ sâu bỏng bằng thiết bị Laser dopler.
– Kỹ thuật chẩn đoán sớm vi khuẩn, kháng sinh đồ bằng hệ thống cấy máu, định danh vi khuẩn tự động.
– Kỹ thuật cắt bỏ hoại tử – ghép da ngay trong vòng 72 giờ đầu sau bỏng.
– Kỹ thuật siêu lọc máu trong điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm độc bỏng, suy thận cấp trong bỏng.
– Kỹ thuật nuôi d­ưỡng sớm bằng đ­ường ruột qua sonde dạ dày điều trị bệnh nhân bỏng nặng.
– Kỹ thuật nội soi khí phế quản, dạ dày tá tràng bằng ống mềm trong chẩn đoán, điều trị bỏng hô hấp, chảy máu tiêu hoá trong bỏng nặng.
– Kỹ thuật ghép da mảnh lư­ới, mảnh siêu nhỏ, ghép 2 lớp trong điều trị bỏng sâu diện rộng.
– Kỹ thuật nuôi cấy nguyên bào sợi, tạo tấm nguyên bào sợi  nuôi cấy điều trị bệnh nhân bỏng, nuôi cấy tế bào sừng.
– Kỹ thuật lấy, xử lý, bảo quản và sử dụng trung bì da lợn, da ếch, da đồng loại sử dụng trong điều trị bỏng.
– Kỹ thuật sử dụng hệ thống giư­ờng khí hoá lỏng điều trị bệnh nhân bỏng nặng.
– Kỹ thuật sử dụng oxy cao áp điều trị hỗ trợ bệnh nhân bỏng và di chứng bỏng.
– Kỹ thuật căng giãn da, vạt da siêu mỏng và vi phẫu thuật trong phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ  điều trị bệnh nhân di chứng bỏng.
4.2.6. Kết hợp 2 nền y học trong điều trị bỏng tại Viện Bỏng Quốc gia:
– Một trong những thế mạnh của VBQG trong những năm qua là sử dụng các loại thuốc y học cổ truyền trong điều trị vết thư­ơng bỏng (B76, Maduxin,  Selaphin, Dampomad, Eupolin, …)
– Hiện tại khoảng 70% các bệnh nhân điều trị tại Viện sử dụng các thuốc y học cổ truyền do HVQY và VBQG nghiên cứu, sản xuất.
– Thuốc y học cổ truyền có tác dụng tốt trong điều trị vết bỏng và vết th­ương chiến tranh.
4.2.7. Cấp cứu, điều trị nạn nhân các thảm hoạ cháy nổ
– Các đội cơ động sẵn sàng tham gia cấp cứu, vận chuyển và điều trị các nạn nhân của các vụ thảm họa cháy nổ.
– Đã tham gia cấp cứu, vận chuyển và điều trị có hiệu quả hàng trăm nạn nhân của các vụ thảm hoạ cháy nổ trong những năm qua (Đại Bái – Bắc Ninh; Núi Thành – Quảng Nam, Quảng Ninh…)
– H­ướng dẫn, tư­ vấn cho các tuyến cơ sở về công tác tổ chức cứu chữa, sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển nạn nhân của các thảm họa cháy nổ.
4.3. Nghiên cứu khoa học:
– Đề tài cấp Cấp Nhà nước: 03 đã nghiệm thu đạt khá; 11 đang thực hiện; 01 chuẩn bị nghiệm thu; 01 bắt đầu triển khai; 02 Nghị định th­ư cấp Nhà nước; 01 Dự án sản xuất thử nghiệm đang thực hiện.
– Đề tài nhánh Cấp Nhà nước (nhánh): 02 (đã nghiệm thu đạt Xuất sắc).
– Đề tài Cấp Bộ Y tế: 07 (đã nghiệm thu, 04 đạt Xuất sắc).              
– Đề tài Cấp Bộ Quốc phòng: 04 (03 đã nghiệm thu, 01 đạt Xuất sắc, 02 khá).                   
– Nhiều đề tài cấp HVQY
– Đề tài Cấp bệnh viện: mỗi năm có 15 – 20.
Hầu hết các đề tài đều có giá trị thực tiễn lớn, đ­ược áp dụng triệt để trong điều trị mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
– 3 đề tài đạt giải VIFOTEC.
– 7 đề tài đạt giải tại Các Hội nghị khoa học sáng tạo tuổi trẻ các tr­ường Đại học Y – Dược toàn quốc.
– 10 kỹ thuật đạt giải tại các hội thao Kỹ thuật tuổi trẻ sáng tạo ngành Y tế Thủ Đô.
– 4 đề tài đạt giải tại các Hội thao Khoa học Kỹ tuật tuổi trẻ Quân đội hàng năm.
– 4 sáng kiến cải tiến kỹ đ­ược giải thư­ởng cấp Học viện.

5. Xây dựng Đảng Bộ trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị VMTD:
Đảng Bộ và các chi bộ th­ường xuyên đạt tiêu chuẩn TSVM, 99% Đảng viên đủ tư cách mức I. Đơn vị đạt danh hiệu VMTD.

6. Thành tích khen thưởng

   

 + Hai lần được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân:
– Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân 1989 (Bộ môn Bỏng – Khoa Bỏng, Bệnh viện 103)
– Anh hùng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới năm 2007 (Viện Bỏng Lê Hữu Trác).
+ Huân chương Quân công Hạng Ba  năm 1995
+ Huân chương Chiến công Hạng Nhất năm 1979 
+ Huân chương Chiến công Hạng Nhất năm 1996
+ Huân chương Chiến công Hạng Nhì năm 1979
+ Huân chương Chiến công Hạng Nhì  năm1981
+ Huân chương Chiến công Hạng Ba   năm 2002
+ Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 2004
+ Cờ thưởng của Thủ tướng Chính phủ năm 2004
+ Bằng khen của Chính phủ về thực hiện ca ghép gan đầu tiên năm 2004
+ Bằng khen của Bộ Quốc phòng: 2003,  2004, 2007
+ Bằng khen của Bộ Y tế1992, 1994, 1995, 1997, 2004, 2005
+ Cờ thưởng của Công đoàn Y tế Việt Nam: 2004, 2005, 2006, 2007
+ Bằng khen của Bộ Đại học và THCN năm 1984
+ Bệnh viện Xuất sắc toàn diện: 2006, 2007, 2008; 2009
+ Cờ th­ưởng Chính phủ: 2009 
Là 1 trong 10 bệnh viện thân thiện trên 917 bệnh viện trong cả nư­ớc.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi