Đời sống

Câu chuyện đặc biệt về cụ giáo 101 tuổi được Bác Hồ tặng áo kaki


Ánh mắt cụ Giơu sáng lên khi nhắc đến chiếc áo kaki được Bác Hồ tặng. 
Với những thành tích xuất sắc, tại Đại hội liên hoan anh hùng chiến sỹ thi đua công – nông – binh, cụ giáo Tô Sỹ Giơu được Bác Hồ tặng tấm áo kaki. Tấm áo ấy, cụ luôn coi như vật báu để nhắc nhở mình phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn trong sự nghiệp trồng người.
Mặc dù đã bước sang tuổi 101 nhưng cụ Tô Sỹ Giơu vẫn minh mẫn và tinh thông lắm.  Nhắc đến tấm áo kaki được bác Hồ tặng nhân Đại hội liên hoan anh hùng chiến sỹ thi đua công – nông – binh, mắt cụ ánh lên sự tự hào. Ánh mắt nhìn về xa xăm, cụ kể cho chúng tôi nghe về kỷ niệm đáng nhớ đó.

Cụ Giơu vốn sinh ra trong một gia đình Nho giáo yêu nước ở xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Lớn lên, cụ được gửi xuống TP.Vinh để học chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp. Nhờ có học vấn,  sau này cụ được phân công về dạy ở huyện Yên Thành. Ngoài công tác dạy học, cụ còn tham gia các phong trào trong đấu tranh giành chính quyền.

Nhờ năng nổ trong công tác này, vào tháng 8/1945, cụ Giơu được bầu làm thủ lĩnh thanh niên tổng Văn Tụ tham gia cướp chính quyền. Sau cuộc cách mạng thành công, cụ Giơu được phân công làm Hiệu trưởng THCS xã Minh Thành. Trong thời gian này, cụ có nhiều thành tích trong công tác xóa mù chữ, nâng cao dân trí.

Với những thành tích đạt được, năm 1958, thầy giáo Tô Sỹ Giơu vinh dự được Tổng Liên đoàn lao động tặng Bằng khen Chiến sĩ thi đua ngành giáo dục năm 1957.  Thầy cũng là người đại diện duy nhất của ngành giáo dục Nghệ An được ra Hà Nội tham dự Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua công – nông – binh toàn quốc lần thứ 2 năm 1958.
Các đồng nghiệp đến thăm cụ Giơu đầu xuân năm mới.
Xem thêm Nhà rông – nơi Bác Hồ đến khi lên công tác tại Tam Đảo tại https://dulichkhatvongviet.com/nha-rong-noi-bac-ho-den-khi-len-cong-tac-tai-tam-dao/
Tại đây, ông vinh dự được Bác Hồ tặng tấm áo kaki và được Chính phủ tặng mấy mét vải. “Thời điểm đó, được gặp Bác Hồ là vinh dự lắm. Tại đại hội, chúng tôi được Người khen và tặng mỗi người một chiếc áo kaki. Bác Hồ căn dặn chúng tôi phải phấn đấu nhiều hơn nữa để góp phần giúp nước nhà phát triển. Tấm áo kaki được tôi gìn giữ như vật báu trong nhà. Còn mấy mét vải được tặng, tôi quyết định bán lấy tiền đóng bàn ghế cho học sinh”, cụ Giơu tự hào nói.
Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Sau này, thầy Giơu được phân công về công tác ở nhiều vùng miền khác nhau trong tỉnh. Ở địa bàn nào, người thầy này cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm công tác ở huyện miền núi Con Cuông, tỉnh Nghệ An, điều kiện kinh tế khó khăn, thầy Giơu luôn động viên các đồng nghiệp cùng cố gắng. Các thầy cô giáo phải tự trồng trọt, chăn nuôi để duy trì công tác gieo con chữ cho đồng bào thiểu số. Thầy Giơu đã cùng các thầy cô giáo tăng gia sản xuất. Người ta còn đặt cho cụ biệt danh “kiện tướng” sản xuất, chăn nuôi. 
Cụ Giơu được Bác Hồ tặng chiếc áo kaki
“Nói về thầy Giơu không thể diễn tả bằng lời được. Thầy là người tận tụy và trách nhiệm với công việc. Thời điểm công tác ở huyện Con Cuông thầy trò gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, có nhiều học trò muốn bỏ học về làm nương rẫy. Thầy đã động viên các em cố gắng học lấy con chữ. Sau này, nhiều em học sinh trở thành đồng nghiệp của thầy. Thầy là nhà giáo mẫu mực và có tâm”, thầy Lô Kam Y Hiệp (80 tuổi, đồng nghiệp thầy Giơu) nhận xét.
Trong những năm công tác, thầy Giơu nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của bộ GD&ĐT, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND tỉnh Nghệ An cho những cống hiến của mình. Thầy Giơu là một tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Tiếp nối sự nghiệp trồng người, 4 người con của cụ đã theo nghề giáo và đạt được nhiều thành tích đáng nể.
Bước sang tuổi “bách niên giai lão”, cụ Giơu luôn tự hào với những gì mình đạt được. Vừa rồi, cụ mới được nhận huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Chiếc áo kaki Bác Hồ tặng, thầy giáo Giơu đã tặng lại cho Trung tâm văn hóa huyện Yên Thành trưng bày, phục vụ công tác tuyên truyền cho huyện. Kỷ niệm được gặp Bác và được Bác tặng quà sẽ chẳng bao giờ phai mờ trong ký ức của cụ giáo này. 
Nguồn: 24h.com.vn – Theo Minh Tâm (Người đưa tin)
vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi