Mở đầu bài dạy (Dẫn nhập), là một trong các bước triển khai thực hiện một bài dạy. Vì vai trò “mở đầu” nên nó có thể ảnh hưởng đến suốt giờ học. Việc mở đầu bài tốt sẽ tạo cho người học có tâm thế tốt, có sự tích cực trong suốt bài dạy là một việc làm khó, yêu cầu người giám viên phải đầu tư và có kinh nghiệm.Dưới đây là một số kỹ năng dẫn nhập vào bài:
1. Mục đích
– Làm cho người học tập chung, chú ý, quan tâm và bước ban đầu tạo sự tích cực tham gia vào bài học.
– Người học định hướng được mình sẽ học cái gì?
2. Các cách mở đầu bài dạy
2.1. Mở đầu trực tiếp
– Khái quát lại bài học trước từ đó tạo mối liên hệ với bài mới và chỉ ra được tầm quan trọng của bài học trong chương.
– Giới thiệu tên bài và mục tiêu cần đạt được.
– Giới thiệu tên bài và mô tả những hoạt động sắp thực hiện.
2.2. Mở đầu gián tiếp
– Nêu lên một sự kiện bất thường liên quan đến chủ đề bài dạy.
– Đưa ra một vài con số thống kê, chiếu một đoạn phim hoặc kể một câu chuyện có liên quan.
– Đặt một loạt câu hỏi vấn đáp (đó là những câu hỏi gắn với kinh nghiệm, nội dung đã học và nội dung liên quan tới bài mới hoặc đó là câu hỏi mang tính thách đố)
– Đưa ra những bài toán nhỏ hoặc thí nghiệm liên quan đến nội dung bài học.
3. Yêu cầu và lưu ý đối với giáo viên
– Mở đầu bài dạy ngắn gọn, xúc tích từ 3 đến 5 phút.
– Thể hiện sự nhiệt tình, tạo sự gần gũi, thân thiện và sự hài hước đúng mực.
– Nên đứng ở giữa lớp và gần với người học.
Tác giả bài viết: Phạm Ngọc Tú