Lắng nghe thấu cảm là một phương pháp lắng nghe và đặt câu hỏi giúp bạn chiếm được tình cảm của người khác thông qua việc thông cảm và thấu hiểu những gì họ nói. Ta có thể hiểu đây là một cấp độ cao hơn của việc lắng nghe chủ động.Sử dụng phương pháp này hiệu quả cùng với sự chân thành sẽ giúp bạn gây được niềm tin với đồng đội cũng như giúp bạn giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề một cách nhẹ nhàng.
Kiên nhẫn lắng nghe từng lời người khác nói ngay cả khi không hẳn bạn đồng ý với họ. Một điều quan trọng là bạn cần thể hiện cho họ thấy được sự đồng thuận của mình bằng một vài câu nói đơn giản như “Tôi hiểu” hoặc “Ra vậy”
Cố gắng nắm bắt được cảm giác của người nói, đồng thời cũng phải để tâm đến nội dung mà họ kể.
Tưởng tượng như bản thân mình là một tấm gương, phản chiếu được cảm xúc và suy nghĩ của người đó.
Trong lúc khuyến khích họ kể tiếp, bạn cũng cần tóm tắt cho họ câu chuyện mà bạn đã tiếp thu. Kiểu như “Anh cảm thấy vai trò của anh trong nhóm không được nổi trội hả?” hay “Có phải anh cho rằng mình đã phí phạm tài năng ở nơi này không?”, hoặc “Bị đánh giá thấp chắc buồn lắm nhỉ?”. Bạn phải nói những điều tương tự như trên một cách thật trung lập để không dẫn họ đến kết luận của chính bạn.
Nhiệm vụ của một người lắng nghe thấu cảm là giữ cho đối tượng thoải mái và không rơi vào trạng thái đề phòng. Để làm được điều này, chúng ta cần tránh hỏi thẳng, tranh luận với họ hoặc tranh cãi về vấn đề. Những điều đó hãy để sau, điều quan trọng trước mắt là tập trung tuyệt đối về câu chuyện và cảm nhận của người kể.
Khi họ đề cập đến một chi tiết đòi hỏi chúng ta đồng cảm, hãy đơn giản lặp lại câu nói của họ như một câu hỏi. Ví dụ, nếu họ bảo rằng :”Tôi không hài lòng với công việc hiện tại”, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn bằng cách đáp lại :”Anh nói anh không hài lòng với công việc hiện tại?”. Chỉ một chút động viên như vậy sẽ cho kết quả thần kỳ, giống như khơi tảng đá để cho dòng chảy được tuôn trào, đối tượng sẽ cảm thấy an tâm để giãi bày cùng bạn.
Cũng cần để ý đến những gì không được nhắc đến. Thông thường những gì người khác giấu cũng quan trọng không kém những gì họ kể.
ếu người kể muốn bạn đồng cảm nơi với họ, hãy nhớ là phải thật chân thành tận đáy lòng. Tuy vậy, bạn cũng nên hạn chế nói những câu tác động đến suy nghĩ của họ hoặc ngăn chặn bạn trong việc tìm hiểu sâu xa vấn đề.
Người lắng nghe thấu cảm đóng vai trò một người hỗ trợ. Mức độ thành công được dựa trên khả năng “đưa thông tin ra ngoài ánh sáng” của bạn.
Lắng nghe cẩn thận, không phán xét, và nhắc lại những câu then chốt đúng lúc để khuyến khích người khác giãi bày tâm sự. Bạn cũng dành sự quan tâm tương tự với những điều không được kể, và những điều đang được kể cộng với cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể của người kể.
Và khi đã gây được lòng tin nơi họ, hãy tôn trọng điều đó.
Nguồn: sưu tầm