Bệnh mồ hôi

Bí quyết chữa bệnh mồ hôi chân hiệu quả nhất

Bàn chân trơn ướt, nhớp nháp khó chịu cả ngày làm cản trở đến công việc và cuộc sống của bạn? Bàn chân bốc mùi hôi khiến bạn ngại ngùng? Bạn băn khoăn không biết đổ mồ hôi chân nhiều có phải là một bệnh lý nguy hiểm không? Có phương pháp điều trị nào hiệu quả và dứt điểm không?… Đã có rất nhiều thắc mắc được người mắc chứng đổ mồ hôi chân quá nhiều đạt ra trong đầu. Đổ mồ hôi chân là nỗi khổ không phải ai cũng có thể thấu hiểu. Vì thế hiểu và cảm thông được những nỗi lo ấy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các thông tin liên quan đến đổ mồ hôi chân và giải pháp để cải thiện nó.

Đổ mồ hôi chân nhiều là bệnh gì?

Đổ mồ hôi chân - nỗi lo của nhiều người
Đổ mồ hôi chân – nỗi lo của nhiều người

Bàn chân đổ mồ hôi quá nhiều được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi chân. Bệnh này phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ và phổ biến ở thanh niên hơn là người lớn tuổi. Bài tiết mồ hôi chân là quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể dưới sự chỉ huy của hệ thần kinh giao cảm. Khi bạn ở trong môi trường quá nóng bức, uống nhiều rượu bia hoặc ăn đồ cay nóng; hệ thần kinh giao sẽ kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn, mồ hôi tiết trên da sẽ mang theo nhiệt lượng dư thừa giúp làm mát cơ thể.

Nguyên nhân chân ra nhiều mồ hôi

Có rất nhiều lý do khiến chân của bạn đổ mồ hôi quá nhiều. Đa số tình trạng này xảy ra là do các hoạt động thể chất như tập thể dục, do căng thẳng, lo âu. Tuy nhiên nó cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, điển hình như:

  • Do di truyền

Một báo cáo được kiểm tra trên các bố mẹ bị đổ mồ hôi chân quá nhiều cho thấy 65% trong số họ đều có các thành viên trong gia đình bị mắc bệnh tương tự. Báo cáo còn chỉ ra rằng những người càng trẻ tuổi thì khả năng có gen di truyền tăng tiết mồ hôi chân càng cao.

  • Do nhiễm độc

Do tính chất công việc hay một số nguyên nhân nào đó khiến cho cơ thể của bạn tiếp xúc trực tiếp với các hoá chất độc hại từ nước, không khí, môi trường ô nhiễm… khiến cho cơ thể bạn bị nhiễm độc. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiếp ra nhiều mồ hôi hơn nhằm đào thảo chất độc ra khỏi cơ thể. Và chân cũng là một bộ phận thường bị đổ mồ hôi nếu cơ thể bạn đang bị nhiễm độc.

  • Do rối loạn nội tiết tố

Do thiếu hụt hormone sinh dục testosterone ở nam giới độ tuổi trung niên và estrogen ở nữ giới trước và sau thời kỳ mãn kinh hoặc trẻ ở độ tuổi dậy thì, sẽ khiến bộ phần cảm biến thân nhiệt hoạt động tối loạn, kích thích các tuyến mồ hôi trong cơ thể bài tiết nhiều hơn.

  • Do bệnh lý

Nếu bạn đang mắc phải một những căn bệnh như: Thận, ung thư, huyết áp, rối loạn nội tiết tố… thì sẽ bị đổ mồ hôi nhiều hơn so với người bình thường. Những nguyên nhân này chỉ chiếm khoảng 20% những người mắc có triệu chứng đổ mồ hôi chân quá mức.

Đổ mồ hôi chân quá nhiều có thể là triệu chứng của bệnh gì?

Đổ mồ hôi chân có thể là triệu chứng của bệnh gì?
Đổ mồ hôi chân có thể là triệu chứng của bệnh gì?

Đổ mồ hôi là một hoạt động bài tiết cần thiết và là trạng thái bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, mồ hôi chân đổ quá nhiều còn có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý, chẳng hạn như:

Rối loạn thần kinh giao cảm

Nếu bạn bị đổ mồ hôi chân quá nhiều bất kể thời tiết nóng hay lạnh, vận động nhiều hay ít không liên quan đến bệnh lý nào khác thì nhiều khả năng nguyên nhân là do chứng rối loạn thần kinh giao cảm gây ra. Dây thần kinh giao cảm bị rối loạn nên nó gửi tín hiệu đến các mạch máu, buộc chúng co lại khiến bàn chân lạnh ngắt và ẩm ướt. Ngoài ra còn do lo lắng, hồi hộp, xúc động mạnh hay công việc căng thẳng… Theo như thống kê, trên thế giới có khoảng 3 – 5% dân số đang sống chung với bệnh này. 

Hạ đường huyết

Có thể dễ dàng bắt gặp chứng tăng tiết mồ hôi ở người bị mắc bệnh tiểu đường mãn tính do ăn kiêng quá mức hoặc do tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết gây ra. Lượng đường trong máu thấp sẽ kích thích hệ giao cảm tăng cường bài tiết hormon adrenalin gây đổ mồ hôi nhiều, tim đập nhanh…

Bệnh đái tháo đường

Tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở chân có thể là biến chứng thường gặp ở những người bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hoá đường huyết gây biến chứng lên hệ thần kinh, khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động sai cách, từ đó làm rối loạn hoạt động bài tiết của tuyến mồ hôi. Để khắc phục tình trạng này, người bị đái tháo đường cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học.

Bệnh tiểu đường

Biến chứng thần kinh và rối loạn chuyển hoá ở người mắc bệnh tiểu đường có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm gây ra chứng tăng tiết mồ môi. Người mắc bệnh thường bị đổ mồ hôi nhiều ở một phần nào đó trên cơ thể, cụ thể như chân, tay, đầu mặt…

Bệnh tuyến giáp

Quá nhiều hormone tuyến giáp (hay còn gọi là cường giáp) haowjc thiếu hụt hormone tuyến giáp (còn được gọi là suy giáp) đều có thể làm rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi. Người bệnh thường bị đổ mồ hôi nhiều đi kèm với các triệu chứng như mất ngủ, tim đập nhanh, sụt cân nhanh, tình trạng bất ổn gây ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Ung thư

Tình trạng mồ hôi tăng tiết bất thường, đặc biệt là vào ban đêm, có thể là một triệu chứng sớm của bệnh ung thư. Các bệnh ung thư như u lympho, bệnh bạch cầu, u tế bào crom… thường gây đổ mồ hôi nhiều hơn, đi kèm với sưng hạch, sốt cao, ớn lạnh, người mệt mỏi…

Mồ hôi chân có bị lây không?

Đổ mồ hôi chân có bị lây không?
Đổ mồ hôi chân có bị lây không?

Nếu bạn đang thắc mắc rằng đổ mồ chân có thể bị lây không? Thì câu trả lời là không. Tuy nhiên bệnh hôi chân thì có. Bệnh hôi chân hoàn toàn có khả năng lây lan nếu như bạn đi chung giày thường xuyên với người mắc bệnh hôi chân. Lý do đó là vi khuẩn và nấm tồn tại trên chân của người mắc bệnh sẽ tồn tại trong giày của họ. Nếu như cường độ tiếp xúc giữa chân và giày chứa vi khuẩn nhiều, nguy cơ mắc bệnh là điều không tránh khỏi. Ngoài ra, việc đi tất chung cũng có thể là nguyên nhân làm cho bạn mắc bệnh hôi chân. Hôi chân cũng có thể tái phát nếu bít tất, giày thể thao của bạn không thường xuyên diệt sạch các vi khuẩn gây mùi và bệnh có thể ngày một nặng hơn.

Ngoài ra, đổ mồ hôi chân nhiều còn có thể bị di chuyển. Trên thực tế có từ 35 – 56% số người bị tăng tiết mồ hôi có người nhà bị tăng tiết mồ hôi chân. Điều này có nghĩa là ở một góc độ nào đó, bệnh này có tính di truyền. Người ta cho rằng tăng tiết mồ hôi là yếu tố mang tính trội với việc xâm lấn biến đổi đa dạng. Xâm lấn biến đổi có nghĩa là thậm chí một người có gen có thể gây ra tăng tiết tuyến mồ hôi nhưng họ có thể bị hoặc không bị. 

Mồ hôi chân ra nhiều có gây nên bệnh hôi chân không?

Đổ mồ hôi chân có thể ít bị người khác chú ý và dễ dàng che dấu hơn so với các bộ phận khác như nách, tay, mặt… Tuy nhiên, những hậu quả khi bị đổ mồ hôi chân mới là vấn đề khiến người bệnh phải quan tâm. Mồ hôi là môi trường thuận lợi cho các loại vi nấm, vi khuẩn sinh sôi và phát triển, chính vì vậy chúng có thể gây nhiễm trùng da, nấm móng, nấm kẽ chân, hôi chân… rất khó điều trị dứt điểm. 

Trong đó, có lẽ hôi chân là vấn đề nan giải và khiến bạn ngại ngùng nhất. Nguyên nhân chính gây ra bệnh hôi chân đó là do vi khuẩn và vi nấm ở chân. Các tác nhân này khiến chân tiết ra các mùi hôi khó chịu. Khi người bệnh mang giày thể thao, chân không được thông thoáng. Đây chính là lý do vi khuẩn và vi nấm ngày càng sinh sôi nảy nở khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Thông thường, căn bệnh hôi chân thường xuất hiện ở những người vệ sinh chân không đúng cách. Ngoài ra còn có thể là do tuyến mồ hôi của người đó tiết ra nhiều hơn so với người bình thường. Đặc biệt, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do bạn không thường xuyên vệ sinh giày cũng như là vệ sinh bít tất của mình.

Giảm mồ hôi chân tại nhà

Rửa chân mỗi ngày

Nguyên nhân của tình trạng đổ mồ hôi chân quá nhiều cũng liên quan đến việc vệ sinh cá nhân. Đảm bảo rửa chân hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn, hai lần nếu cần. Cho dù bạn đi loại giày dép như thế nào, hãy nhớ lau khô chân kỹ lưỡng, đặc biệt giữa các ngón chân. Dan chân ẩm càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm trên bàn chân.

Nhớ rửa chân thường xuyên
Nhớ rửa chân thường xuyên

Tẩy tế bào chết ở chân

Bạn hãy dùng đá bọt hoặc dụng cụ chà chân để loại bỏ tế bào chết trên da chân. Như vậy, bạn cũng đã đồng thời phá bỏ nguồn “thức ăn” của vi khuẩn tạo mồ hôi và gây mùi cho chân. Nếu bị hôi chân, bạn hãy tẩy tế bào chết cho bàn chân khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần.

Tẩy tế bào chết ở chân
Tẩy tế bào chết ở chân

Chọn giày và tất phù hợp

  • Giày

Một đôi giày có lỗ thoáng khí sẽ giúp chân giảm tỷ lệ đổ mồ hôi và tích tục độ ẩm. Để trị mồ hôi chân, bạn hãy chọn những đôi giày dạng lưới hoặc có lỗ thông khí, thiết kế này sẽ giúp chân bạn hít thở để khô thoáng, giảm tỷ lệ gây mùi do mồ hôi chân gây ra. Đặc biệt, bạn nên tránh những đôi giày được làm bằng nhựa vì chất liệu này không thoáng khí và gây tăng tiết mồ hôi ở chân.

  • Đối với miếng lót giày

Bạn hoàn toàn có thể loại bỏ mồ hôi chân cùng với mùi hôi bằng cách thay đổi đế giày hoặc dùng chất kháng khuẩn, chất khử mùi vệ sinh vào đế giày của bạn đang dùng. Tuy nhiên, khi đã bị đổ mồ hôi chân nhiều thì bạn nên thường xuyên thay mới đế giày 

Gừng tươivà để đế giày ở tình trạng khô ráo để hạn chế tạo môi trường phát triển cho các loại vi khuẩn.

  • Tất (vớ)

Bạn hãy ưu tiên mang tất được làm từ sợi tổng hợp tự nhiên hoặc acrylic để hút ẩm khỏi chân thay vì tồn đọng mồ hôi trong chân chấm. Một số sợi tổng hợp được thiết kế để hút ẩm khỏi da và có tác dụng tốt nhất trong việc giữ cho đôi bàn chân khô ráo. Chất cotton 100% phút ẩm nhưng không thấm vào da và thường dẫn đến tình trạng phồng rộp vì vậy cần tránh sử dụng chúng. Thay vớ trong ngày cũng là một ý kiến hay. Hãy mang theo mình thêm một đôi tắc ở trường hoặc nơi làm việc và thay tất giữa các ngày.

Sử dụng chất chống mồ hôi

Sử dụng chất chống mồ hôi là cách khắc phục dễ thực hiện để giảm đổ mồ hôi chân. Các sản phẩm này hoạt động bằng cách ngắn các tuyến mồ hôi bài tiết tạm thời. Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên nên thoa chất chống mồ hôi trước khi đi ngủ và rửa sạch vào buổi sáng ngày hôm sau. Và nên lặp lại trong 3 hoặc 4 đêm liên tục. Sau đó sẽ giảm dần tần suất sử dụng xuống 1 – 2 lần/tuần.

Sử dụng chất chống mồ hôi
Sử dụng chất chống mồ hôi

Sử dụng chất chống nấm chân

Bột trị nấm da chân sẽ giúp bàn chân của bạn khô thoáng và giảm thiểu được mùi hôi chân. Một lựa chọn thay thế là thoa một lớp bột bắp nhẹ lên bàn chân, bột bắp sẽ có tác dụng ngăn đổ mồ hôi chân. Tuy nhiên, bột bắp và chất chống mồ hôi có cơ chế làm giảm đổ mồ hôi không giống nhau.

Các biện pháp dân gian trị mùi hôi chân hiệu quả nhất

Đối với những trường hợp ra mồ hôi chân ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo từ dân gian dưới đây để giảm lượng tiết mồ hôi chân, cụ thể như sau:

Điều trị mùi hôi chân bằng lá lốt

Lá lốt tươi rửa sạch, thêm một chút muối trắng và đun sôi khoảng 3 phút. Đợi nước ấm thì dùng nó để ngâm chân. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ để thấy hiệu quả. 

Trị mùi hôi chân bằng lá lốt
Trị mùi hôi chân bằng lá lốt

Điều trị bằng gừng tươi

Đập dập 1 – 2 củ gừng tươi, thêm 1 thìa muối trắng và cho vào 2 lít nước ấm. Dùng nó để ngâm chân trong vòng 30 phút, thực hiện hàng ngày và liên tục trong 1 tuần. Gừng có tác dụng giữ ấm cho chân và khử mùi hôi rất tốt.

Điều trị bằng giấm táo

Pha giấm táo với nước ấm tỷ lệ 1:3 về thể tích rồi ngâm chân khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch, thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ. Giấm táo sẽ giúp cân bằng pH da, làm se và khoáng khuẩn bề mặt da.

Điều trị đổ mồ hôi chân bằng ngải cứu

Cho lá ngải cứu  tươi vào trong chảo nóng, thêm một ít muối hạt và hơ chân trên hơi nóng bốc lên, thực hiện trong 2 tuần liên tiếp để có kết quả tốt nhất. Tinh dầu ngải cứu sẽ giúp làm ấm và giảm mồ hôi chân tiết ra cũng như hạn chế mùi rất hiệu quả.

Trị mùi hôi chân bằng lá ngải cứu
Trị mùi hôi chân bằng lá ngải cứu

Điều trị bằng chanh

Axit tự nhiên trong chanh giúp tiêu diệt vi khuẩn hoạt động trên bề mặt bàn chân. Đồng thời phân giải các axit béo không bão hòa giúp khử mùi mồ hôi. Chuẩn bị ½ quả chanh tươi, rửa chân thật sạch rồi lấy nửa quả chanh chà sát nhẹ nhàng lên bàn chân. Sau 10 – 15 phút, bạn có thể rửa chân với nước. Bạn cần áp dụng 1 – 2 lần/ngày để có kết quả tốt nhất. Đây là một trong những cách chữa mồ hôi chân đơn giản và tiết kiệm nhất.

Trị mùi hôi chân bằng chanh
Trị mùi hôi chân bằng chanh

Có những cách giảm mồ hôi chân nào? 

Sử dụng thuốc

Có 2 loại thuốc được dùng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi chân đó là thuốc bôi ngoài da và thuốc uống kháng cholinergic.

  • Thuốc bôi

Đây là cách đơn giản nhất để điều trị chứng đổ mồ hôi chân nhiều. Thông thường, các loại thuốc bôi này sẽ chứa muối nhôm clorua, có tác dụng bịt kín lỗ chân lông khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài. Tuy nhiên, thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời nên bạn phải sử dụng chúng hàng ngày. 

  • Thuốc kháng cholinergic

Các loại thuốc kháng cholinergic như oxybutynin, glycopyrrolate, propantheline… có thể giúp giảm đổ mồ hôi chân quá nhiều nhờ tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, bí tiểu, loạn nhịp tim, mờ mắt… Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tiêm botox

Phương pháp tiêm botox để giảm mồ hôi chân tay đạt hiệu quả từ 82 – 87%, giúp người bệnh giảm tình trạng tiết mồ hôi nhiều khá hiệu quả. Tuy nhiên, để duy trì kết quả thì người bệnh phải tiêm định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần tùy vào khả năng đáp ứng của cơ thể cũng như tình trạng ra nhiều mồ hôi chân tay. Vì thế dù đơn giản và hiệu quả song phương pháp điều trị này khá bất tiện.

Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm

Với phương pháp can thiệp này, bác sĩ sẽ phá hủy hạch giao cảm hoặc các chuỗi liên kết hạch chi phối tình trạng tăng tiết mồ hôi, từ đó giảm mồ hôi chân tay. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay, thời gian phẫu thuật khoảng 1 giờ đồng hồ, kết quả khiến khoảng 90% bệnh nhân sau điều trị hài lòng.

Chữa mồ hôi chân bằng vật lý trị liệu – Một bước tiến đột phá mới

Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị đổ mồ hôi tay và chân với tên gọi iontophoresis Khi thực hiện, bạn sẽ ngâm bàn tay hoặc bàn chân vào một dung dịch điện ly có dòng điện thấp khoảng 10 miliampe trong khoảng từ 20 – 30 phút. Để việc điều trị có hiệu quả, bạn cần thực hiện ít nhất 3 lần/tuần trong tháng đầu tiên, những tháng tiếp theo có thể giảm xuống thành 2 – 4 lần/tháng. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là phương pháp này không thích hợp dùng cho phụ nữ mang thai, người đang đặt máy tạo nhịp tim, người bệnh động kinh…

Trị bệnh đổ mồ hôi chân
Trị bệnh đổ mồ hôi chân

Đây là phương pháp cuối cùng được lựa chọn nếu cả các biện pháp giảm mồ hôi chân tay tại nhà lẫn điều trị trên không hiệu quả. Phương pháp điều trị chạy ion giúp giảm khoảng 81% lượng mồ hôi tiết ra, ngày càng có nhiều bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng phương pháp này mới tính anh toàn và tác dụng mà nó mang lại.

Về máy trị mồ hôi chân Liplop

Máy trị mồ hôi chân Liplop
Máy trị mồ hôi chân Liplop

Máy điều trị mồ hôi Liplop áp dụng phương pháp điện di tiên tiến nhất hiện nay, đem lại hiểu và và an toàn, không tác dụng phụ, rủi ro cho sức khoẻ và được giới Y khoa đặc biệt là các bệnh viện trong nước sử dụng cho bệnh nhân mắc chứng bệnh viện trong nước sử dụng cho bệnh nhân mắc chứng bệnh tăng tiết mồ hôi. 

Máy MS01 - trị đổ mồ hôi chân và tay
Máy MS01 – trị đổ mồ hôi chân và tay

Khi người bệnh sử dụng tiến hành ngâm tay chân vào máy Liplop MS01, máy sẽ hướng một dòng điện vô cùng nhẹ nhàng với cường độ 10mA chạy qua da ở ngay trong nước, đồng thời vô hiệu hoá sự liên kết giữa các dây thần kinh trong cơ thể và tuyến mồ hôi ở trong lòng bàn tay, bàn chân, từ đó làm giảm sự tiết mồ hôi.

Trong tuần đầu tiên sử dụng, bạn nên sử dụng máy điều trị mồ hôi tay chân MS01 tối đa là 6 buổi/tuần và mỗi buổi cần kéo dài ít nhất là 10 – 20 phút. Sang đến tuần thứ hai trở đi, tay và chân của bạn đã gần như được thuyên giảm và khô ráo, tuỳ theo vào mức độ của mồi người bệnh, bạn sẽ tiếp tục duy trì điều trị 1 – 2 lần/tuần tuỳ ý.

Mua máy trị mồ hôi chân Liplop chính hãng ở đâu?

Nếu muốn tìm hiểu về phương pháp điện di ion Liplop, bạn có thể tham khảo mua máy điều trị mồ hôi tay chân MS01 tại Công ty TNHH XNK&TM Cahu, số nhà 12/59, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn có thể liên hệ để được nhận sự tư vấn trực tiếp theo số điện thoại 0968876430 – 0906200080. Hay bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết tại http://liplop.vn/.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng ngày càng đa dạng, Liplop cũng có bán sản phẩm của mình trên trang thương mại điện tử shopee, bạn có thể lên đó tham khảo về mẫu mã, giá cả và thông tin chi tiết về sản phẩm do công ty cung cấp.

Đổ mồ hôi chân nhiều không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng hay sức khoẻ của bạn, tuy nhiên nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Nếu không được khắc phục đúng cách, tình trạng đổ mồ hôi chân của bạn có thể trở nên ngày càng trầm trọng hơn và nguy cơ phát triển các vấn đề về da. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc bạn quá lo lắng về tình trạng chân ra mồ hôi quá nhiều của mình, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi