Nhi khoa

Chú Ý Những Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Chậm Nói Và Cách Giải Quyết

Trẻ chậm nói không ảnh hưởng tới trí tuệ hay nhận thức bẩm sinh của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng chậm nói nếu kéo dài sẽ gây ra những hạn chế trong quá trình học hỏi và phát triển toàn diện của trẻ. Bởi vậy, bố mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói nhanh chóng, từ đó đưa ra phương pháp hợp lý để điều trị triệu chứng này!

👉👉👉 Trẻ chậm nói: Nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị

Tại sao trẻ chậm nói hơn bình thường?

Theo khoa học chứng minh, tình trạng trẻ chậm nói xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân chính bao gồm do tâm lý, do bệnh lý và do chứng tự kỷ ở trẻ. Việc xác định được chính xác nguyên do gây bệnh sẽ giúp bố mẹ và các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc điều trị dứt điểm cho trẻ:

Do nền tảng bệnh lý bẩm sinh

Khi mới chào đời, không may trẻ mắc phải những căn bệnh bẩm sinh liên quan tới các cơ quan phát âm tai – mũi – họng; hoặc gặp vấn đề về não bộ, hệ thần kinh,… Đây được xem là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ gặp khó khăn lớn trong việc phát âm, nói chuyện tự nhiên như các bạn đồng trang lứa.

Do tâm lý tác động

Giai đoạn phát triển là lúc trẻ cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ bố mẹ nhiều nhất. Tuy nhiên, có một số trẻ bị bỏ rơi, gặp biến cố lớn, không có người thân xung quanh,… khiến trẻ phải chịu đựng cú sốc lớn tác động tới tâm lý yếu. Điều này vô tình làm trẻ thu mình lại và không mạnh dạn nói chuyện, giao lưu với người khác.

Do chứng tự kỷ ở trẻ

Chứng tự kỷ là một điều đáng báo động nếu bố mẹ thấy ở trẻ có những dấu hiệu sau: lầm lì, cáu gắt, la hét,…. thay vì dùng lời nói. Trẻ có xu hướng muốn ở một mình và không tiếp xúc với bất kì người nào khác. Song, đây chỉ là nguyên nhân nhỏ khiến trẻ chậm nói hơn so với bạn bè.

dauhieu-trechamnoi

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ chậm nói theo độ tuổi

Để nhận biết được dấu hiệu trẻ chậm nói rất đơn giản, bố mẹ chỉ cần theo dõi hoạt động của trẻ thường xuyên theo từng độ tuổi:

  • Giai đoạn 7 tháng tuổi: Trẻ phần lớn chỉ phát ra những âm thanh “gừ gừ” và phản ứng, bắt chước lại lời nói từ người xung quanh. 
  • Giai đoạn 12 tháng tuổi: Trẻ không thể nói được những từ có âm tiết ngắn và dễ nói theo như “mẹ”, “bà”, “bố”,… Hoặc trẻ không phản ứng đặc biệt khi mọi người gọi tên của trẻ.
  • Giai đoạn 24 tháng tuổi: Trẻ chưa thể nói sõi được một câu hoàn chỉnh, có dấu hiệu nói ngọng, ít tương tác lại với bạn bè đồng trang lứa. 
  • Giai đoạn 3 tuổi: Trẻ phát âm các câu lộn xộn, khó phát âm những từ khó và làm cho mọi người không hiểu lời trẻ đang nói. Bên cạnh đó, trẻ ngại giao tiếp cũng như hay bám bố mẹ.
  • Giai đoạn 4 tuổi: Đây là lúc trẻ nói thành thạo và diễn đạt được đầy đủ ý trẻ muốn nói. Tuy nhiên, trẻ chậm nói lại phần lớn không biết dùng chính xác các đại từ nhân xưng hay phát âm còn sai nhiều chỗ. 

trecanvuichoinhieu

Bỏ túi những phương pháp điều trị trẻ chậm nói

Tình trạng trẻ chậm nói xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bố mẹ có thể xác định đúng nguyên nhân gây bệnh cho trẻ và tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp dưới đây:

Dành thời gian thường xuyên dạy trẻ học

Với những trẻ chậm nói, bố mẹ cần kiên trì và dành nhiều thời gian để cùng trẻ tập luyện phát triển ngôn ngữ bằng cách: đọc truyện, ca hát, xem hoạt hình, dạy bảng chữ cái, chỉ đồ vật,… cùng với trẻ. Bên cạnh đó, việc cùng trẻ thảo luận các vấn đề cũng là ý tưởng hay. Dù có nhận được câu trả lời từ trẻ hay không, đó cũng làm tăng sự kích thích khả năng tiếp xúc thường xuyên với âm thanh.

Hạn chế cho trẻ ở một mình hay xem tivi quá lâu, điều này khiến trẻ thu mình lại và không muốn tiếp xúc nhiều với ai. Cùng với đó, bố mẹ cũng cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng trong lúc học để trẻ được tiếp thêm năng lượng mà không cảm thấy mệt mỏi, chán nản.

👉👉👉 Xem nhiều hơn: Trẻ chậm nói phải làm sao?

daytrenoi

Dẫn trẻ đến bệnh viện khám nếu có dấu hiệu lạ

Việc đưa trẻ đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để khám là điều rất đúng đắn. Đôi khi bố mẹ biết trẻ mắc triệu chứng chậm nói sẽ đi mua thuốc lung tung về cho trẻ uống, dẫn tới tình trạng nghiêm trọng hơn. Thay vì vậy, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để được khám và tư vấn cách giải quyết khoa học, hiệu quả nhất.

Thay đổi môi trường giao lưu cho trẻ

Đưa trẻ đi nhà trẻ hay khu vui chơi, nơi có nhiều bạn bè đồng trang lứa giao lưu cũng là cách hay khuyến khích trẻ nói nhiều hơn. Khi được chơi đùa với nhiều bạn cùng sở thích,… trẻ sẽ trở nên tự tin, vui tươi và năng động hơn rất nhiều.

Những thông tin liên quan về chủ đề dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói trên đây, hy vọng rằng sẽ giúp ích được bạn đọc trong quá trình tìm hiểu cách giải quyết triệu chứng chậm nói cho trẻ nhà mình. 

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi