Ăn dứa có tác dụng gì liệu tất cả mọi người đã giải đáp được thắc mắc này chưa? Thực chất dứa được đồn là có thể giúp thanh lọc và làm mát cơ thể từ bên trong. Tuy nhiên có nhiều bạn không ăn được dứa, vì có cảm giác khi ăn dứa sẽ bị rát lưỡi. Vậy hiện tượng như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Hãy cùng bài viết tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung
Những điều thú vị về dứa
Dứa còn có tên gọi khác là trái thơm, trái khóm là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Không chỉ làm nên những món ăn rất ngon mà còn có thể làm nước ép uống vào mùa nắng nóng. Tuy khóm được lòng nhiều người là vậy tuy nhiên khi nhiều bạn ăn khóm sẽ có cảm giác vùng lưỡi bị ngứa rát, bạn có biết vì sao bạn lại cảm thấy như vậy không?
Đó là vì trong trái thơm vàng óng như mật có chứa một loại chất có tên là bromelain – đây là một hỗn hợp các enzyme tiêu hóa. Loại enzyme này thường phân bố nhiều tại phải vỏ dứa và lõi dứa, tuy có thể đem lại hiệu quả trong phòng chống viêm nhiễm. Tuy nhiên khi tiếp xúc với da vùng miệng, lưỡi hay lợi đều sẽ đem lại cảm giác đau rát. Nói cách khác dứa đang ăn lại chúng ta.
Lúc này các hoạt chất bromelain sẽ phân hủy các chất protein trong khoang miệng nên gây ra cho chúng ta cảm giác như vậy. Tuy nhiên đây không phải vấn đề quá lớn vì vậy bạn không cần quá lo lắng vì việc này sẽ gây tổn thương khoang miệng. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể thử ăn dứa với muối. Hoặc cách khác là hãy gọt thật kỹ các mắt và phần lõi cứng bên trong.
Ăn dứa có những tác dụng gì?
Trong dứa có rất nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể. “Ăn gì bổ nấy” chính người xưa đã có câu như vậy. Vậy hãy theo chân bài viết tìm hiểu xem ăn dứa sẽ tốt cho những bộ phận nào nhiều nhé!
Tăng cường thị lực
Trong dứa có hàm lượng vitamin C cao ngoài ra còn có hoạt chất chống oxy hóa. Vì vậy khi ăn dứa có thể làm chậm cũng như ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Như vậy thị lực của mắt sẽ giữ được lâu hơn. Nhất là đối với những người đã có tuổi nếu muốn giữ mắt mình sáng lâu hơn, khỏe hơn thì hãy sử dụng nhiều dứa.
Ăn dứa có tác dụng gì? Không những vậy đối với các bạn trẻ phải làm việc nhiều trên máy tính, điện thoại hay đồ điện tử. Mắt bị làm việc liên tục nên các bạn cũng nên sử dụng dứa để làm món tráng miệng hàng ngày. Hoặc có thể dùng dứa để nấu canh bổ sung thêm vitamin cho mắt luôn sáng, khỏe.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Như chúng ta có thể thấy trong dứa có rất nhiều chất cơ khi nạp dứa vào cơ thể có thể giúp bảo vệ đường ruột một cách ổn định. Ngoài ra trong dứa có một lượng hoạt chất có tên là bromelain đây là một loại enxyme có thể phân hủy được protein một cách hiệu quả. Vì vậy khi thức ăn được nạp vào sẽ bị tiêu hóa nhanh hơn, khỏe hơn. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ ngăn ngừa được tình trạng táo bón, tiêu chảy.
Chống viêm và giảm cục máu đông
Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ tiêu hóa, dứa còn có chức năng kháng viêm rất tốt. Ngoài ra dứa còn kìm hãm được sự phát triển của khối u, ngăn ngừa tình trạng máy đông diễn ra trong cơ thể, nhất là đối với đối tượng có nguy cơ mắc tình trạng máu đông cao.
Ngăn ngừa bệnh ung thu
Trong dứa có chứa các chất chống lão hóa diễn ra, vì vậy các hoạt chất này có thể kìm hãm được các gốc tự do trong cơ thể. Như chúng ta đã biết các gốc tự do chính là các nguyên tử gây nên tổn thương khi tiếp xúc với màng tế bào DN của cơ thể con người. Chất chống oxy hóa này sẽ kìm hãm được các gốc tự do gây tổn thương cho tế bào của bạn. Từ đó có thể giữ được cả triệu tế bào luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Live Science khuyến cáo trong dứa có thể cung cấp tới 50% lượng vitamin C cho cơ thể con người/ 1 ngày. Vitamin C vừa giúp trắng gia, chống oxy hóa và có thể hòa tan trong nước giúp các tế bào không bị tổn thương. Vì vậy khi các tế bào được bảo vệ một cách khỏe mạnh như vậy thì sẽ không một loại vi khuẩn nào có thể xâm nhập vào cấu trúc AND của cơ thể hay hệ miễn dịch của con người.
>> Xem thêm
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Giúp răng và lợi khỏe hơn
Trong dứa có chứa khá nhiều loại enzyme bromelain đây là một loại enzyme thần thánh. Vì sao ư, tại các mảng bám hay ố vàng trên men răng sẽ bị đánh bay. Vì vậy nếu đều đặn uống nước ép dứa sau một thời gian bạn sẽ cảm nhận được hàm răng của mình trắng sáng hơn. Không những vậy tình trạng viêm lợi hay sưng lợi cũng vì thế mà suy giảm được đáng kể.
Giúp xương chắc khỏe
Trong dứa có chứa một lượng lớn mâng, đây là một loại chất có thể duy trì được sự chắc khỏe của xương. Trong một ly nước ép dứa chiến tới 73% manga phục vụ cho 1 ngày dài của cơ thể. Nhất là đối với giai đoạn xương phát triển ở trẻ đang trong quá trình dậy thì. Uống một ly nước ép dứa mỗi ngày sẽ thúc đẩy tăng cường chiều cao một cách nhanh chóng.
Ngoài hỗ trợ phát triển chiều cao thì mangan cũng có khả năng giúp vết thương mau lành hơn.Ngoài ra điều chỉnh được lượng đường trong máu. Đồng thời giúp da mịn màng hơn, sáng khỏe hơn. Không những vậy hệ miễn dịch còn được tăng lên nhờ những loại vitamin có trong dứa.
Ăn dứa có gây nóng trong người không?
Dứa mang tính bình, và có chứa nhiều vitamin C, chất xơ pectin và chất gum có tác dụng làm đẹp da. Ngoài ra bromelain – enzyme thủy phân protid giống như hợp chất papain có trong đu đủ, có tác dụng làm mềm thịt khiến cho vị thịt ngọt, thơm ngon hơn.
Ngoài ra dứa còn được sử dụng làm thành nhiều món ăn khác nhau. Nhưng không có nghĩa là dứa mang tính mát, có nhiều người có cơ địa “độc” sau khi ăn dứa vào sẽ có cảm giác nóng, không những vậy còn nổi mụn khi ăn quá nhiều dứa. Vì vậy có nhiều người sẽ cho rằng dứa mang tính nóng như chôm chôm, mít, nhãn hay sầu riêng.
Nhưng không thể quy chụp tất cả các hiện tượng nóng trong hay mẩn ngứa là do dứa gây ra. Mà việc bạn lên mụn hay không còn tùy thuộc vào cách sinh hoạt thường ngày có healthy hay không. Nếu bạn ăn đồ chiên nóng nhiều, ăn đồ cay nồng hay là tẩy trang không kĩ, thường xuyên stress và thức khuya cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn.
Lượng đường có trong dứa sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên, điều này cũng tạo điều kiện cho mụn phát triển. Tuy nhiên cũng tùy vào tình trạng cơ địa của từng người mà mụn có lên không.
Vậy dù dứa có tốt thế nào thì chúng ta cũng chỉ nên ăn một lượng vừa đủ. Nếu không sẽ gây ra tình trạng nóng trong. Ăn gì bổ nấy nhưng hãy lưu ý cái gì nhiều quá cũng không hề tốt. Việc bạn lên mụn hay mề đay không chỉ phụ thuộc vào dứa mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Ăn dứa nhiều có béo không
Dứa sẽ không gây tăng cân ngược lại ăn dứa còn hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả. Trong dứa không chứa quá nhiều năng lượng, thông thường mỗi quá dứa chỉ có 40 – 80% calo. Đồng thời dứa còn chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng khác.
Trong dứa dường như không hề chứa chất béo thay vào đó là một lượng protein lớn nhưng chắc chắn sẽ không khiến cơ thể của bạn trở nên”phì nhiêu”. Ngược lại dứa lại là loại quả chứa nhiều chất xơ, dứa sẽ điều chỉnh quá trình giải phóng và hấp thụ carbohydrates. Hoạt chất này sẽ giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng, chất béo sẽ không thể tích tụ lại trong cơ thể.
Khi mang thai có nên ăn dứa hay không?
Dứa là loại quả giàu dinh dưỡng và nhiều loại vitamin. Tuy nhiên đối với phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu tiên thì không nên ăn loại quả này. Vì trong 3 tháng đầu tiên kiêng cữ nhiều thứ vì 3 tháng đầu tiên luôn là 3 tháng nhạy cảm nhất. Có thể xảy ra hiện tượng sảy thai nếu không kiêng cữ kỹ lưỡng.
Trong dứa lại có chất bromelain có thể gây kích thích cổ tử cung mở, hoặc dẫn đến tình trạng cổ tử cung bị co thắt nên sẽ không giữ được thai nhi. Ngoài ra khi mang thai ăn quá nhiều dứa sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc táo bóng. Lúc này nội tiết tố của các mẹ đang có sự thay đổi rất nhiều. Không những là táo bón hoặc đau bụng mà còn nổi mụn.
Nhưng sau qua tháng thứ 3 các mẹ có thể ăn dứa bình thường. Tuy nhiên phải ăn một lượng phù hợp không sẽ gây phản tác dụng. Không những ăn dứa giúp tăng cường hệ miễn dịch còn giảm các triệu chứng buồn nôn, ốm nghén ở các mẹ đang mang thai.
Kết luận
Ăn dứa có tác dụng gì bài viết đã bật mí cho bạn. Vì vậy hãy ăn dứa đúng cách thay vì ăn quá nhiều. Tuy dứa có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không thể lạm dụng dứa quá đà. Vì nếu quá lạm dụng sẽ phản tác dụng bổ dưỡng mà quả đem lại.